Tìm kiếm: vốn-ngắn-hạn
DNVN - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HDB) vừa công bố lợi nhuận trước thuế bán niên đạt 2.908 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ được kiểm soát chỉ 1,1% thấp nhất hệ thống, với toàn bộ trái phiếu VAMC được tất toán. Nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng vượt đại dịch Covid-19 đã được HDBank triển khai.
Đây là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.
Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, NHNN đã và đang chỉ đạo toàn ngành triển khai nhanh nhất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng quán triệt quan điểm, tháo gỡ khó khăn nhưng không hạ chuẩn tín dụng trong cho vay.
Trong khi tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực ưu tiên không cao như cùng kỳ 2019, vốn ngân hàng vẫn đổ mạnh vào bất động sản.
NHNN cho biết đã chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, mức độ tập trung tín dụng vào nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng.
Dư nợ cho vay giảm cho thấy ngân hàng đang gặp khó trong việc phát triển khách hàng mới do các doanh nghiệp chỉ tập trung vào thu hồi vốn, trả nợ vay, không có nhu cầu vay vốn tiếp.
DNVN - HoREA đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Việc này nhằm tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản vì khối doanh nghiệp địa ốc cũng như nhiều ngành nghề khác đang gặp những khó khăn mới phát sinh do đại dịch Covid-19.
DNVN - Dự báo thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2020, VNREA cho rằng, dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn tiếp tục thu hút các nhà phát triển bất động sản bởi tiềm năng phát triển kinh tế du lịch và khả năng sinh lợi tốt.
Việc siết tín dụng sẽ giúp thanh lọc những chủ đầu tư năng lực tài chính yếu kém. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản (VNREA) kiến nghị nới tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn và nới lộ trình giảm tỷ lệ tối đa để doanh nghiệp làm quen với quá trình siết chặt kiểm soát tín dụng.
DNVN - Năm 2020 dù thị trường bất động sản có những nguy cơ giảm tốc do nhiều yếu tố như pháp lý, thị trường, đứng trước tình cảnh đó nhiều doanh nghiệp đại ốc đã thay đổi chiến lược kinh doanh, cân đối, tính toán phù hợp với năng lực tài chính của mình nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Báo cáo "Triển vọng ngành bất động sản: Thận trọng là chủ đạo trong năm 2020" do Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) công bố cho biết thị trường bất động sản công nghiệp đang phát triển, thị trường nhà ở đang gặp khó khăn. Trong khi Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định thị trường nhà ở vẫn có điểm sáng.
Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, lãi suất năm 2020 được dự báo nhiều khả năng sẽ ổn định, không tăng thêm so với năm 2019.
Giới phân tích chung nhận định rằng, lãi suất sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2020.
Năm 2020 nhiều văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có hiệu lực bao gồm thông tư quy định về tỷ lệ an toán vốn với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD, quy định về cho vay tiêu dùng….
Từ đầu năm đến nay, trên 8 triệu tỷ đồng đã lần lượt được đưa ra thị trường, khớp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm. Đáng chú ý, nguồn tín dụng rất lớn đã tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và cá nhân, vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo