Tìm kiếm: xuất-khẩu-giảm
Từng được xem là “vàng trắng” nhưng gần một năm nay, giá mủ cao su tuột dốc xuống quá thấp khiến các doanh nghiệp và người dân chuyên canh cao su lo mất ngủ mất ăn.
Hiện gạo Việt Nam đang bị đe dọa bởi nhiều đối thủ mới nổi như Myanmar, Campuchia, thậm chí Thái Lan cũng đang giảm giá bán khiến doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh.
Trong khi gánh nặng tiêu thụ chưa có lời giải thì hai ngành này tiếp tục đối mặt với gánh nặng mới khi ngành điện đang dự thảo tăng giá bán điện cho hai ngành thêm từ 2-16%. Nếu dự thảo được áp dụng, nhiều doanh nghiệp thép và xi măng sẽ trở nên khốn đốn.
Xét theo yếu tố chu kỳ thì xuất khẩu của 6 tháng cuối năm luôn cao hơn 6 tháng đầu năm 15-25% bởi đó là quãng thời gian mà cộng đồng doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng yêu cầu về thời hạn giao hàng cho đối tác. Điều này hé lộ khả năng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Trung tâm Thông tin Bộ Công Thương cho rằng có 3 yếu tố khiến tỷ giá tăng từ nay tới cuối năm,nhưng xu hướng tăng này sẽ trong tầm kiểm soát, không xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp.
Con số này so với cùng kỳ năm 2012 giảm 7%. Kim ngạch giảm mạnh nhất là cà phê giảm 21,9%; cao su giảm 19,5%.
6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 383.000 tấn với giá trị đạt 976 triệu USD, giảm 19,2% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2012.
Đánh giá về tình hình kinh doanh của từng ngành, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho hay, dệt may là ngành phát tín hiệu khả quan nhất trong 6 tháng đầu năm. Các đơn hàng gia công tương đối dồi dào. Còn bất động sản và thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn.
Văn phòng Thống kê Trung ương Ailen (CSO) ngày 27/6 cho biết, Ailen đã rơi trở lại suy thoái lần đầu tiên, kể từ năm 2009, do xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng đều giảm mạnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 10,7 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
20 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu gạo đã phác thảo nên những điểm sáng cho bức tranh kinh tế của Việt Nam. Theo nhận định của giới chuyên gia nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu gạo trong 20 năm qua thực sự là điều kỳ diệu ở Việt Nam. Song, đằng sau điều kỳ diệu ấy, đã bộc lộ vô vàn các vướng mắc mà ngành lúa gạo đang gặp phải. Điều đáng buồn là khi giá gạo tăng hay giảm thì người nông dân - chủ thể làm ra hạt gao lại đều phải chịu thiệt.
Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia bày tỏ sự quan ngại trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm nay do tổng cầu của nền kinh tế quá yếu.
Xuất, nhập siêu là một nội dung quan trọng của cân đối kinh tế vĩ mô. Điều dễ nhận thấy là sau 7 tháng cuối năm 2012 và 2 tháng đầu năm 2013 liên tục xuất siêu, từ tháng 3 đến nay Việt Nam đã chuyển sang nhập siêu.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) mới đây đã có đề xuất về việc tăng giá than bán cho điện. Nếu đề xuất này của Vinacomin được Chính phủ đồng ý, cùng với việc xăng dầu vừa tăng giá cách đây chưa lâu, sẽ là những yếu tố cộng hưởng để điện có lý do đòi tăng giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo