Tìm kiếm: đơn-hàng-xuất-khẩu

DNVN - Sau hơn 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội với nhiều biện pháp khác nhau từ đợt dịch lần thứ 4, các doanh nghiệp đang rất mong muốn sau ngày 15/9 sẽ được cơ quan chức năng nới lỏng các quy định “3 tại chỗ” để có thể tiếp tục chủ động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Nhu cầu thị trường thế giới tăng cao là cơ hội để kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đổi chiều từ nhập siêu sang xuất siêu trong những tháng còn lại của năm 2021. Song, việc tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc lớn vào việc kiểm soát dịch COVID-19, cũng như nới lỏng các quy định hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất.
Trên cơ sở tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4 - 5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương (4 - 5%).
Mặc dù 7 tháng đầu năm, ngành dệt may đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, mất hợp đồng và không đảm bảo được tiến độ các đơn hàng đã ký.
Dịch COVID-19 đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phải ngừng hoạt động, có thể tuột mất đi rất nhiều cơ hội khi mà tổng cầu của thị trường thế giới đang tăng mạnh, nhiều nước bước vào giai đoạn phục hồi. Do vậy, hỗ trợ hay gói kích thích kinh tế lớn nhất lúc này chính là tìm mọi cách để cho doanh nghiệp có thể duy trì được sản xuất kinh doanh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo