Tìm kiếm: Ủy-ban-Giám-sát
Kế hoạch vay và trả nợ Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015 đã được tính toán chặt chẽ và dự kiến dư nợ sẽ tiếp tục tăng. Dù vậy, Bộ Tài chính khẳng định ngưỡng dư nợ này vẫn trong giới hạn an toàn.
Nhiều khoản mục mang bản chất tín dụng không được các tổ chức tín dụng hạch toán đúng và đầy đủ khiến dư nợ cũng như nợ xấu bất động sản thực chất cao hơn nhiều so với các con số được báo cáo.
Đã ba lần Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng như một cam kết về kiểm soát biến động tỷ giá ở các mức cụ thể. Hai lần trước đã rõ. Lần này, dường như thị trường đang hoài nghi hay có một kỳ vọng nào đó xa hơn?
Trong một bản báo cáo gửi đến Chính phủ mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng đã đến lúc cần nới lỏng đầu tư công hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Công ty Quản lý tài sản đã chính thức được “khai sinh”. Song VAMC không phải là chiếc “đũa thần” có thể hóa giải hết nợ xấu. Để Công ty này hoạt động hiệu quả trong tương lai cũng còn nhiều vấn đề phải bàn…
Do huy động của hệ thống ngân hàng tăng khá và tín dụng tăng chậm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá dồi dào, chính các ngân hàng cũng đã chủ động hạ lãi suất. Đây là tiền đề cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm có thể dỡ bỏ trần lãi suất trong thời gian tới.
Dự báo mức tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5,04-5,35%, nợ xấu, tồn kho bất động sản… vẫn rất khó giải quyết, kinh tế Việt Nam năm 2013 được nhiều chuyên gia đánh giá là còn vô vàn khó khăn, “gập ghềnh”.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN Việt Nam) cho rằng: “nếu giám sát hợp nhất là một quy luật, một bước tiến của phát triển thì chúng ta phải theo. Tuy nhiên đến nay chưa ai khẳng định được mô hình này là tối ưu, vì vậy phải thận trọng tìm mô hình phù hợp với Việt Nam”.
Tổng cầu yếu, hàng tồn kho có giảm nhưng chưa nhiều nên hoạt động của các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa hết khó khăn. Số lượng DN giải thể trong 4 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ.
Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã hội tụ đủ điều kiện để giảm lãi suất huy động về mức 7%/năm và lãi suất cho vay về mức 10%/năm. Đi trước một bước, ngay từ ngày 6-5, NH Vietcombank quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động về 6%/năm. Đây đã là tín hiệu vui đối với nền kinh tế?
Dù chưa hẳn đã đủ thuyết phục, song những băn khoăn, thắc mắc của không chỉ của một vị đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tiền tệ, trong ít phút phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần trước cũng đã có câu trả lời.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia bày tỏ sự quan ngại trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm nay do tổng cầu của nền kinh tế quá yếu.
Diễn ra tại Nha Trang trong các ngày 5-6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 trở thành nơi chia sẻ các khúc mắc, âu lo của giới chuyên gia về khủng hoảng thị trường bất động sản, với nhiều ý kiến lo ngại Việt Nam sẽ rơi vào “thập kỷ mất mát” như nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1980-1990.
Tỉ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD. Song một số doanh nghiệp xuất khẩu lại nêu vấn đề điều chỉnh tỉ giá với Ngân hàng Nhà nước.
Trong một báo cáo vừa công bố, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho rằng, tình hình hiện nay tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo