Do sản lượng trong nước hạn chế, Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ Latinh để cung cấp xoài. Trị giá nhập khẩu xoài Việt Nam vào Mỹ đã tăng gần 100% trong 8 tháng đầu năm 2020, và dự báo Việt Nam sẽ còn có cơ hội mở rộng thị phần hơn nữa ở thị trường này.
Dự báo trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải gia tăng nhập khẩu than để phục vụ sản xuất điện. Tuy nhiên, việc nhập khẩu than cũng đang đứng trước những thách thức cần được hóa giải để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi của hàng xuất khẩu trong tất các các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đạt khoảng 40%. Để tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA, Bộ Công Thương cho rằng cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, từ đó thoát khỏi lệ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian "đóng băng" vì đại dịch COVID-19. Song ngành cá tra cần phải thận trọng khởi động lại thị trường này, cũng như tính tới cách thức phát triển bền vững cho mình.
Dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ cho đến nay vẫn rất xán lạn. Tuy nhiên, hành trình phía trước cho việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường chủ lực này vẫn còn đó những cơ hội đan xen thách thức, nhất là những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Mỹ.
Với những thị trường xa như châu Phi và Nam Mỹ, để “kéo gần” thì trong xuất khẩu rất cần đa dạng các hình thức xúc tiến thương mại và áp dụng các công cụ trực tuyến nhằm duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng chủ lực.