Tìm kiếm: Cứu-BĐS
Các dự án hạ tầng giao thông hoàn thiện tại các địa phương thời gian tới sẽ tạo nền tảng, thúc đẩy các hạ tầng khác phát triển, mở ra cơ hội cho các ngành dịch vụ, thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư, nhất là nhu cầu về nhà ở tăng cao... Đây là những điều kiện để thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi nhanh.
Căn hộ có giá 500 triệu đồng ở các thành phố lớn không phải là không có. Cụ thể, đó là các căn hộ nhà ở xã hội có diện tích nhỏ.
Để sở hữu căn hộ dưới 2 tỷ đồng tại TP. HCM là điều vô cùng khó khăn. Theo chuyên gia muốn giải quyết được bài toán này cơ quan chức năng cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các thủ tục hành chính nhanh hơn.
Thời gian vừa qua, nhiều địa phương có thông tin quy hoạch xây dựng sân bay, ngay lập tức đất khu vực đó tăng gấp đôi, thậm chí có nơi tăng gấp 3 lần. Đây là một hiện tượng được các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho là “lạ”. Thực chất của câu chuyện không phải đất được tăng giá trị mà bị giới đầu cơ, nhóm lợi ích đẩy lên.
Giá bất động sản đã tăng khá cao trong năm 2020 do nguồn cung khan hiếm và một số "điểm nghẽn" pháp lý chưa được giải toả, vì vậy việc giảm giá trong năm 2021 là khó xảy ra.
Thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2020 có những bước thăng trầm vì trải qua 2 đợt dịch Covid-19, nguồn cung ít, lượng tiêu thụ thấp. Trong khi đó giá bị đẩy lên cao khiến thị trường trở nên thiếu sự hấp dẫn. Liệu trong năm 2021 nghịch lý này có còn tiếp diễn.
Với những khó khăn, thăng trầm của năm 2020, thị trường bất động sản năm 2021 sẽ lựa chọn hướng phát triển như thế nào để thích nghi với các điều kiện khách quan và chủ quan tác động.
Sự phát triển đa dạng các loại hình đã giúp thị trường BĐS 5 năm qua thực sự sôi động. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối cung – cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các đô thị lớn trong cả nước vẫn còn tồn tại, có biểu hiện dư cung ở một số phân khúc BĐS cao cấp, trong khi rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư trú ẩn an toàn và có lời, thị trường sẽ khởi sắc hơn trong năm 2021, đất nền vẫn là xu hướng đầu tư chủ đạo… Đây là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho khách hàng và nhà đầu tư bất động sản trong những tháng cuối năm và thời gian tới.
Bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Bắc và miền Nam 9 tháng đầu năm và quý III/2020 đều có chung điểm sáng: tỷ lệ lấp đầy cao, giá thuê đất tăng từ 20-30% so với năm trước... Tuy nhiên, chất lượng hạ tầng đang là điều mà các nhà đầu tư lưu tâm để đưa ra quyết định đầu tư.
Thị trường bất động sản còn rất nhiều dư địa tăng trưởng trong 10 - 20 năm, thậm chí là 30 năm nữa do Việt Nam có nhiều lợi thế về dân số, tăng trưởng GDP… Đây là những yếu tố đem lại cho nhà đầu tư sự “hưng phấn” khi đầu tư tại thị trường bất động sản Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu năm 2020 có khoảng 80% sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, phản ánh bức tranh chung của thị trường bất động sản ảm đạm trong thời kỳ dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số nhận định cho rằng cuối quý III, đầu quý IV/2020, thị trường sẽ hồi phục.
Ngày 12/5/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản số 3128/NHNN-TD chỉ định 8 ngân hàng thương mại bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MHB, SHB, VNBC, Bưu điện Liên Việt thực hiện thí điểm sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà nhằm cứu bất động sản.
Thị trường bất động sản (BĐS) được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực trong năm nay, đặc biệt khi điều kiện cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà được mở rộng. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, đã có những ý kiến khác.
“Muốn giải ngân gói 30.000 tỷ thứ nhất là phải tăng cung nhà ở xã hội, vì nếu không có nhiều nhà ở xã hội, dưới 70m2 và giá dưới 15tr/m2, thì không thể giải ngân được nhiều. Và chắc chắn không thể giải ngân được cho những đối tượng không được cho phép theo quy định của gói tín dụng này. Quan điểm là gói tín dụng này phải sử dụng đúng đối tượng, tránh lợi dụng để trục lợi và gây thất thoát”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo