Tìm kiếm: Lễ-hội-khai-năm-tạ-ơn-rừng
Đây là cánh “rừng thiêng” theo quan niệm truyền thống của người Cơ Tu nên không có ai dám bén mảng, xâm phạm rừng.
Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sản xuất của người La Chí sinh sống ở Lào Cai, được tổ chức để tạ ơn tổ tiên đã giúp đỡ gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mùa mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Cũng như trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, lửa đã thắp sáng tâm linh của người Cơ Ho bằng những giá trị thiêng liêng của nó. Chính vì vậy, trong những dịp buôn làng mở hội, họ đều tổ chức lễ cúng gọi thần Lửa với những nghi thức đặc biệt thiêng liêng...
Người Khơ Mú có đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú với vốn ca múa dân gian qua lễ hội Mah grợ và điệu múa uyển chuyển, sôi động.
Lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no, hạnh phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào nhau để cầu may cho cả năm.
Hàng năm người La Ha tổ chức Lễ hội tạ ơn thầy lang nhằm tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang đã có công cứu, chữa bệnh tật cho bà con.
Trùm chăn là một lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, không chỉ mang ý nghĩa quan trọng về đời sống tinh thần, mà còn là dịp để các bạn trẻ tìm hiểu nhau, tìm thấy một nửa của nhau và đi đến hôn nhân, xây dựng gia đình…
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Ngày 4/3, tại Làng sinh thái di sản pơ mu ở xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam, lễ hội khai năm tạ ơn rừng đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, lan tỏa văn hóa giữ rừng trong cộng đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo