Tìm kiếm: chế-biến-xuất-khẩu-gỗ

Với quan điểm Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển và việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng, từ đầu năm đến nay, chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực hiện có trọng tâm và mang lại nhiều kết quả.
DNVN - Sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt trên 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019, tiếp tục đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp; giá trị xuất khẩu lâm sản nước ta tiếp tục đứng đầu khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới.
Thu hút FDI vào ngành gỗ tới đây xuất hiện 2 nguy cơ: Vốn kèm theo công nghệ lạc hậu ảnh hưởng tới môi trường, thường tập trung vào sơ chế đơn giản như ván, dăm; đồng thời, doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang rất cần vốn nên dễ mất quyền kiểm soát vào tay nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang cho thấy bản lĩnh vượt khó, kịp thời xoay xở, tìm thấy cơ hội dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhất do dịch Covid-19 gây ra. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiến xa mà còn thể hiện tinh thần kiên cường của người Việt Nam trong mọi thời kỳ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo