Chuyển đổi số

Tháng 7, triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử

Từ tháng 7/2020, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia sẽ được khai trương và triển khai đồng loạt trên toàn quốc.

Đã phê duyệt 17,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ an sinh / Sẽ sớm bàn giao 1,8 nghìn ha đất để khởi công xây dựng sân bay Long Thành

Đây là thông tin từ Văn phòng Chính phủ.

Bản sao điện tử được chứng thực có giá trị như bản chính. Người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số thủ tục hành chính, hạn chế tình trạng phải nộp bản sao chứng thực, hay xuất trình bản giấy khi xác minh hồ sơ.

(Ảnh minh họa: VPG)
(Ảnh minh họa: VPG)

Trong năm 2019, số lượng bản sao chứng thực được thực hiện là hơn 100 triệu bản. Nếu chỉ cần sử dụng lại được 30% kết quả chứng thực, có thể tiết kiệm hơn 400 tỷ đồng mỗi năm.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2020/NĐ-CP, nghị định tiên phong về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, là văn bản pháp lý quan trọng cho sử dụng văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số, giao dịch điện tử. Nếu người dân làm hồ sơ điện tử trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia mà vẫn nộp bản sao chứng thực, hoặc xuất trình bản giấy thì thật sự "không ổn" khi mất chi phí thời gian, chi phí xã hội.

Tại cuộc họp, các đại biểu đều đánh giá dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia là bước tiến lớn trong xây dựng Chính phủ điện tử, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử.

Về vấn đề bảo mật, Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết sẽ cung cấp dịch vụ kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số, bảo đảm tính an toàn, toàn vẹn của bản sao chứng thực điện tử đã cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đối với triển khai chữ ký số trên dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, khi đăng nhập hệ thống, cán bộ công chức thực hiện hệ thống này có thể sử dụng chứng thực số để đăng nhập. Theo Ban Cơ yếu Chính phủ, đây là một biện pháp quản lý để hạn chế truy cập trái phép vào hệ thống. Ngoài ra, đơn vị sẽ xây dựng và công bố dịch vụ ký số, chứng thực bản sao trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.

 

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm