Trách nhiệm của DN đối với người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP
DNVN - Cung cấp thông tin, cung cấp bằng chứng giao dịch, bảo vệ thông tin, trách nhiệm bên thứ ba, bồi thường thiệt hại, và giải quyết khiếu nại là 6 trách nhiệm mà DN cần thực hiện để bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP).
VINASME và Hiệp hội Hỗ trợ các công ty khởi nghiệp của Hàn Quốc trao đổi về hỗ trợ SME Việt - Hàn / Giải pháp giúp DNNVV bước chân vào chuỗi giá trị toàn cầu
Tại Hội thảo "Ngành Công Thương đảo bảo công tác An toàn thực phẩm vì quyền lợi người tiêu dùng" do Vụ Thị trường trong nước và Báo Công Thương phối hợp tổ chức hôm 18/7 tại Hà Nội, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ, mạng lưới cơ sở kinh doanh thực phẩm của Việt Nam tăng dần hàng năm về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra, còn hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển nhanh, được phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn.
Do đó, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương đã đẩy mạnh tư vấn hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng, cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm của ngành công thương.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hướng dẫn phối hợp xây dựng mô hình thí điểm chợ bảo đảm an toàn thực phẩm tại 24 địa phương và 5 mô hình cơ sở kinh doanh bảo đảm an toàn thực phẩm, cửa hàng tổng hợp những mặt hàng thuộc phạm vi quản lý từ 2 bộ trở lên, cửa hàng nước khoáng, bánh các loại.
Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nâng cao tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về hoạt động của chính doanh nghiệp mình; đồng thời, thực hiện các hoạt động truyền thông, marketting, xây dựng thương hiệu nhằm khẳng định uy tín sản phẩm, phát triển thị trường bền vững, tạo nguồn cung đảm bảo...
Quang cảnh hội thảo.
Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng về ATTP, ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho rằng, DN cần thực hiện 6 trách nhiệm.
Thứ nhất, về trách nhiệm cung cấp thông tin, ông Tuấn cho rằng DN cần đảm bảo việc ghi nhãn hàng hóa; niêm yết công khai giá; cảnh báo; cung cấp hướng dẫn sử dụng, bảo hành hàng hóa, dịch vụ; thông báo về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Thứ hai, về trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch: DN phải cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Thứ ba, trách nhiệm bảo vệ thông tin: DN phải thông báo mục đích thu thập, sử dụng thông tin. Bảo vệ an toàn, bí mật thông tin. Chuyển giao thông tin cho bên thứ ba.
Thứ tư, trách nhiệm bên thứ ba: DN phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ. Xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ. Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật và quảng cáo.
Thứ năm, trách nhiệm bồi thường: DN có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật.
Thứ sáu, trách nhiệm thương lượng với người tiêu dùng: Thời hạn thương lượng tại DN không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày DN nhận được yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng.
Ngoài trách nhiệm của DN, theo Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Ban Quản lý chợ phải có trách nhiệm ban hành nội quy, trong đó có nội dung cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo