69% doanh nghiệp cho biết "cần có mối quan hệ" để có tài liệu của tỉnh
DNVN - Điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 cho thấy, việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể theo thời gian, trong đó 69% doanh nghiệp cho rằng họ "cần có mối quan hệ" để có tài liệu của tỉnh.
Tham nhũng trong doanh nghiệp: Có thể bị phạt tới 100 triệu đồng / Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc: Chất lượng, thương hiệu là hàng đầu
Theo báo cáo PCI 2018, với thang điểm từ 1 đến 5 (Không thể - Rất dễ), khả năng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các tài liệu quy hoạch chỉ đạt 2,38 điểm, tức chỉ xung quanh mức của năm 2015 và 2016, và thấp hơn đáng kể mức 2,63 điểm của điều tra năm 2006.
Việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng có tới 31% trong năm 2018, trong khi đó tỷ lệ này trong năm 2017 là 29%.
Báo cáo PCI 2018 cho thấy doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
Báo cáo PCI cũng chỉ rõ, khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các tài liệu pháp lý có khá hơn, ở mức 3,01 điểm trong năm 2018, song cũng chưa có nhiều cải thiện kể từ những năm đầu tiến hành điều tra.
Theo đó, vẫn có tới 69,4% doanh nghiệp cho biết “cần có mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh. Trong khi đó, con số này vào năm 2017 là 70%.
Cũng theo kết quả điều tra PCI 2018, gánh nặng “hậu đăng ký doanh nghiệp” đang là vấn đề lớn với nhiều doanh nghiệp.
Năm 2018 có 15,8% doanh nghiệp cho biết phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết khác (ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) để có thể chính thức đi vào hoạt động. Con số trên có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn để xin được các loại giấy phép cũng cao ở mức đáng báo động.
Trong khi đó, có 34% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi xin các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, 30% doanh nghiệp phải mất thời gian chờ đợi để nhận được giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy.
Trong quá trình hoạt động, 29% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc các loại giấy chứng nhận khác.
Với việc tiếp cận thông tin chưa thuận lợi như trên, các chuyên gia cho rằng, khả năng các doanh nghiệp dự đoán được việc thực hiện của địa phương đối với các quy định pháp luật của Trung ương rất hạn chế và khiến các doanh nghiệp bị động. Điều này cũng cản trở các kế hoạch mở rộng đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Cột tin quảng cáo