Xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN có nhiều thay đổi
DNVN - Các chuyên gia đánh giá dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của nhiều loại hàng hóa Việt Nam sang khu vực ASEAN - thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân - còn rất lớn, trong đó có mặt hàng gạo. Những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN.
Đắk Lắk: Trao Giấy chứng nhận đầu tư Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 1500 tỷ đồng / Đà Nẵng, Quảng Nam quảng bá sản phẩm đặc trưng dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập khẩu sản phẩm gạo sang thị trường ASEAN như nhu cầu thị trường, yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu..., ngày 5/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN.
Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp tại An Giang kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
Dự kiến tại phiên tư vấn, các tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan... sẽ thông tin về tình hình thị trường gạo các nước này và các cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Phiên tư vấn cũng sẽ dành thời gian để tư vấn trực tiếp các vấn đề cụ thể của các doanh nghiệp liên quan đến việc phát triển xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang ASEAN.
Gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN.
Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippinnes. Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.
Gạo xuất khẩu sang Philippines và Indonesia chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường, độ tấm từ 20-25%, cạnh tranh chủ yếu bằng giá. Về mặt chiến lược, ngành gạo của Việt Nam đang giảm dần sản xuất và xuất khẩu các loại gạo trắng thường nên không thể cạnh tranh về giá với các nước chuyên sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35 đến 40% trong cơ cấu sản xuất lúa gạo thì đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75 đến 80%. Việc này đã đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2020.
Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030, dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo