Tìm kiếm: Ông-Nguyễn-Văn-Đực
Những ngày cuối năm 2013, thị trường bất động sản đã sôi động hơn, với nhiều hoạt động mở bán, giao dịch nhà ở, trong đó, có cả những tên tuổi “chết lâm sàng” được tái sinh.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, thị trường bất động sản năm 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ, sẽ có khoảng 60-70% doanh nghiệp bị đổ vỡ, chỉ còn khoảng 20-30% doanh nghiệp có thể tồn tại. Rất khó để tìm ra biện pháp cứu bất động sản, những biện pháp giải cứu đáng ra phải được thực hiện từ năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng mở tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
Theo phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM: Tránh "bão" kinh tế, Tràng Tiền Plaza nên tìm "nơi trú ẩn", tạm ngưng hoạt động hoặc đóng cửa một thời gian.
Đẩy mạnh tiến độ gói 30.000 tỷ là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 vừa ban hành. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các nhà băng giải ngân kịp thời gói 30.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp và người dân. Gói 30.000 tỷ hỗ trợ cho vay mua nhà mới giải ngân khoảng 2% sau gần nửa năm.
Năm 2013 là một năm kỷ lục của những quyết sách hỗ trợ thị trường bất động sản được ban hành và cũng là năm chứng kiến nhiều nhất những quan điểm trái chiều trên thị trường.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Ngân hàng tiết kiệm nhà ở năm 2017 hình thành khi thu nhập của người Việt là 4.000 USD/năm sẽ là liều thuốc cứu thị trường bất động sản. Trong khi, gói 30.000 tỷ cứu bất động sản đang triển khai với nhiều kỳ vọng trước đó về việc sẽ cứu bất động sản đang phá sản.
Thị trường bất động sản (ĐBS) năm 2013 đã giảm giá rất nhiều, thậm chí có dự án tuyên bố giảm tới 50% nhưng vẫn ế ẩm. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vẫn cho rằng thị trường đang có chuyển biến tích cực, năm 2014 thị trường giao dịch sẽ tốt hơn. Trước đó, Bộ trưởng cũng đã dự báo thị trường năm 2013 sẽ “tốt hơn”.
Thị trường bất động sản tự hạ giá sản phẩm để tháo gỡ những bất ổn. Dự báo, khó khăn của thị trường này tiếp tục kéo dài sang năm 2014 và có nguy cơ bị vỡ chùm.
Theo số liệu cập nhật của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), đến thời điểm này đã có 619 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay và 590 khách hàng được giải ngân với số tiền hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo số liệu cập nhật của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), đến thời điểm này đã có 619 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay và 590 khách hàng được giải ngân với số tiền hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Liên tục thời gian gần đây, ở TPHCM đã “bùng nổ” hàng loạt vụ kiện cáo chủ đầu tư BĐS, vì vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ… Không phủ nhận, trong bối cảnh BĐS bê bết như hiện nay, hầu hết chủ đầu tư đều vi phạm thời hạn chậm giao nhà cho khách hàng. Tuy nhiên, góp phần cho việc chậm chạp ấy, cũng phải kể tới… lỗi của người mua nhà đã chậm thanh toán tiền theo tiến độ.
"Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ "the end" rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm." - Chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan cho biết.
Không hề có việc doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỉ đồng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP, theo đó, trong gói 30.000 tỉ đồng dự kiến giải ngân sẽ có 9.000 tỉ đồng (30%) dành cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS) với lãi suất 6%/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo