Tìm kiếm: Các-Nước-Phát-Triển

“Đất nước muốn phát triển chắc chắn phải tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ nhưng để đột phá thật thì phải có cơ chế đột phá. Cơ chế đấy là gì?”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi và cho rằng ý kiến đóng góp của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng.
"Doanh nghiệp cần tìm mọi cách để làm ngược lại quy luật bình thường để tạo khác biệt. Phải chọn làm sai nhanh hơn để rút ra cái đúng nhanh hơn. Trước đây chúng ta hay học trước, làm sau, nhưng bây giờ phải làm trước, học kiến thức sau; tìm người trước rồi bố trí làm việc phù hợp sau...".
DNVN - Việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường cần có đầu tư về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chỉ là một trong nhiều khó khăn, rào cản mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải đối mặt trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP.
Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2018 là rất tích cực nhưng chúng ta không nên quá lạc quan, phải luôn sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Đây là yêu cầu bắt buộc để chúng ta vượt qua 4 loại của nền kinh tế: Bẫy "chi phí lao động thấp”, “giá trị thấp”, “công nghệ thấp” và “nước thu nhập trung bình”.
Xuất khẩu (XK) hàng hoá của Việt Nam năm 2018 đã đạt được những kết quả khá ấn tượng, tạo đà cho mức tăng trưởng khả quan 8-10% trong năm 2019. Tuy nhiên, XK năm 2019 sẽ đối mặt không ít thách thức. Sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, nhập siêu dự báo sẽ quay trở lại.
Thực tế cho thấy nhiều ngành được đánh giá là có lợi thế lớn khi tham gia CPTPP đang rất khó tận dụng cơ hội xuất khẩu bởi không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Việt có nguy cơ thua trên chính "sân nhà" do sản phẩm không thể cạnh tranh về giá, chất lượng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo