Tìm kiếm: Công--nghiệp-hỗ-trợ

“Ở trong nước, chúng ta đang dự thảo Nghị quyết về hội nhập quốc tế, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, an ninh...”, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói và nhấn mạnh thêm rằng, nếu Việt Nam “quyết” hội nhập thì cơ hội mở ra rất lớn, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Nhất là khi “gió độc” dường như đang mạnh hơn “gió lành”.
Nhiều năm qua, Việt Nam mới chỉ tập trung thu hút các DN lớn nước ngoài đầu tư để nhanh chóng lấp đầy các KCN và tạo ra giá trị SXCN tăng đột biến, trong khi các DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ (CNHT) thường có quy mô nhỏ và vừa gần như chưa được sự quan tâm đúng mức.
Bên cạnh lời hứa sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi hơn, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Thủ tướng cũng đã rất kiên quyết và thẳng thắn yêu cầu các cơ quan của Chính phủ, chính quyền các địa phương phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để có cơ chế, chính sách về đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực...
Chiều 25-3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số thông tư quy định về việc hạ lãi suất có hiệu lực thi hành từ ngày mai 26-3, trong đó quan trọng là lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm.
Sáng 19-3, UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận đầu tư đợt I năm 2013 cho 29 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có 16 dự án đầu tư mới, 13 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn hơn 547 triệu USD.
So với khối DN có vốn đầu tư nước ngoài thì DN trong nước còn phải nỗ lực rất nhiều. Đặc biệt là với 2013 khi mà nền kinh tế tiếp tục đối diện áp lực tái lạm phát, rủi ro kinh tế vĩ mô, nợ xấu ở mức cao…
Nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngày 14/3, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã làm việc với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cùng nhiều công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Ngày 13/3/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1575/NHNN-DBTKTT yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo một số thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Hai tháng đầu năm 2013, cả nước xuất siêu 1,68 tỷ USD, cao hơn gấp đôi mức xuất siêu của cả năm 2012. Như vậy, sau nhiều năm nhập siêu, trong năm 2012 và tiếp nối hai tháng đầu năm, Việt Nam bắt đầu xuất siêu. Tuy nhiên, đây có thực sự là điều đáng mừng hay đang ẩn chứa bất ổn gì trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước? Giải pháp nào để có thể xuất siêu bền vững?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo