Tìm kiếm: Cao-Lan

Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc. Các giá trị văn hoá được thể hiện trong dân ca, dân vũ, trang phục, tập tục ma chay, cưới xin, nghi lễ, nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh, ở các lễ, hội của thôn bản trong năm, trong đó tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất.
Lời răn dạy là những câu nói có vần, có nhịp điệu về giáo lý, đạo đức trong gia đình, cộng đồng được ghi chép trong sách cổ người Dao. Lời răn dạy gồm nhiều loại, thể loại khác nhau ghi chép xuyên suốt theo chu kỳ đời người, là kho tàng tri thức dân gian quý giá cần được bảo tồn, phát huy đồng thời với giá trị - hồn sách cổ của người Dao.
Cây nêu (gơơch) hay còn gọi là cột lễ không chỉ là một nghi cụ trong lễ cúng thần có đâm trâu mà còn là một công trình điêu khắc độc đáo, thể hiện sinh động các sinh hoạt đời sống cùng thế giới tinh thần, tâm linh phong phú của đồng bào Cor. Những đường chạm, khắc, tô màu tạo thành các dải hoa văn, hình vẽ đa dạng trên cây nêu thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc trong nghệ thuật trang trí của một tộc người vốn có trình độ thẩm mỹ rất cao.
Người Tơ Đrăh – dân tộc Xơ Đăng hiện đang sinh sống trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Đăk Hà (Kon Tum). Địa bàn cư trú tộc người Tơ Đrăh sinh sống xung quanh các ngọn đồi, nơi có những quặng sắt với hàm lượng sắt cao, thường ở dạng cục (tiếng tộc người Tơ Đrăh gọi là Hmao Ktô) và dạng cát (Hmao Jiang).
Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào M’Nông đã sáng tạo ra một kho tàng văn học quý giá với nhiều thể loại như truyện thần thoại, cổ tích, sử thi, tục ngữ, dân ca; trong đó, đặc sắc, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhất là hát kể sử thi (Ót N’rông).

End of content

Không có tin nào tiếp theo