Tìm kiếm: DN-Việt
DNVN - Để thúc đẩy xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường Nga, doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần quan tâm, tham dự các hội chợ triển lãm lớn tại Nga. Cơ quan quản lý cần khuyến khích, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, DN tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại khoảng 10 - 15 DN tham dự các triển lãm chuyên ngành tại Nga trong năm nay.
DNVN - Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, từ việc tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp (DN) cần lưu tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi nguồn cung nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, thúc đẩy gia tăng hàm lượng giá trị sản xuất nội địa...
DNVN - Trong bối cảnh đối diện với những "cơn gió ngược", giải pháp ưu tiên nào để vượt qua khó khăn, tận dụng những "cơn gió xuôi" hiệu quả, nắm bắt được cơ hội trong năm 2023 là điều mà các chuyên gia, cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trăn trở, mong mỏi để duy trì tốc độ tăng trưởng, đặt nền móng vững chắc cho những năm tiếp theo.
DNVN - Xuất khẩu (XK) thủy sản đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD trong năm 2022, trong đó ngành tôm, cá tra đạt kỷ lục về doanh số, cá ngừ lần đầu tiên trở thành ngành hàng giá trị tỷ USD. Thủy sản XK còn ghi nhận kỷ lục tại hầu hết các thị trường.
DNVN - Với mong muốn Đề án Mạng lưới doanh nghiệp kinh doanh liêm chính Việt Nam (VBIN) sớm thành hiện thực và được thành lập, VCCI đang kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp (DN) cũng như các cá nhân, qua đó có căn cứ trình đề xuất ý tưởng lên Chính phủ về việc cho phép thành lập đề án.
DNVN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh doanh liêm chính đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là những thị trường khó tính. Một trong những điều kiện tiên quyết do các nhãn hàng đưa ra cho DN là cam kết kinh doanh có trách nhiệm.
DNVN - Tại tọa đàm “Dược phẩm và công nghệ sinh học - cơ hội hợp tác mới” chiều 15/12 tại Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp Nga và Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ sinh học đã giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đồng thời bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác để thâm nhập thị trường của nhau, qua đó hỗ trợ tốt nhất cho người dân hai nước.
DNVN - Theo ông Nguyễn Thành Hưng - Chuyên gia cao cấp về kinh tế cho Chính phủ Việt Nam, thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga phát triển tương đối năng động. Tuy nhiên, con số mang lại hết sức khiêm tốn.
DNVN - Sáng 15/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương Liên bang Nga tổ chức Lễ khai mạc diễn đàn "Công nghiệp đối thoại doanh nghiệp Nga - Việt" nhằm hỗ trợ kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh doanh và đầu tư giữa doanh nghiệp (DN) Việt Nam và Liên bang Nga thuộc lĩnh vực công nghiệp.
DNVN - Có nhiều lý do khiến nông sản và thực phẩm Việt Nam khó tiếp cận, thâm nhập vào hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ tại Đông Âu dù thị trường này được đánh giá còn nhiều dư địa và tiềm năng.
DNVN - Người tiêu dùng Châu Âu ngày càng đề cao các giá trị bền vững như bảo đảm sức khỏe con người, môi trường, giảm khí carbon... Trước đây, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xanh, sạch là yêu cầu của nhóm mua, người mua hàng, nay đã trở thành quy định. Do vậy, doanh nghiệp Việt muốn hợp tác với Châu Âu không thể đứng ngoài xu hướng này.
DNVN - Với những thành tựu xuất sắc và sự phát triển bền vững của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương (Sao Thái Dương) trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp (DN) Mông Cổ mong muốn hợp tác với Sao Thái Dương, qua đó đem đến nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ người tiêu dùng.
DNVN - Tham gia chương trình xúc tiến thương mại tại Ấn Độ từ ngày 14-19/11 vừa qua, đoàn doanh nghiệp (DN) tỉnh Đắk Lắk đã quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh đến gần hơn với bạn bè quốc tế; tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại, xuất nhập khẩu, thâm nhập và mở rộng thị trường sang Ấn Độ...
DNVN - Kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ sau hơn năm đối mặt với đại dịch COVID-19 nhưng cộng đồng doanh nghiệp (DN) vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, giới chuyên gia khuyến nghị, bên cạnh sự nỗ lực tự thân của chính các DN thì Nhà nước cần thực hiện cải cách triệt để, qua đó tạo sức bật cho DN vươn lên.
DNVN - Kết quả khảo sát do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, 34% doanh nghiệp (DN) cho biết nhờ nguồn cung nguyên liệu và chu trình sản xuất hiện tại đã đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA; chỉ có 13% DN là chủ động thay đổi, điều chỉnh để được hưởng ưu đãi này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo