Tìm kiếm: DN-Việt
Trong tháng 1/2021, một số tập đoàn đa quốc gia đã "rót" hàng trăm triệu USD vào Việt Nam. Kỳ vọng làn sóng đổ bộ này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Do vậy, Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
DNVN - Alibaba.com cam kết hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong 3 năm tới và đẩy mạnh chuyển đổi kỹ thuật số. Vào năm 2021, Alibaba.com sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương, cung cấp các dịch vụ và giải pháp trực tuyến phù hợp và hiệu quả, để bán hàng hàng ra toàn cầu.
Thị trường Trung Quốc đã đưa thêm nhiều quy định mới đối với hàng nông sản Việt Nam. Điều này đòi hỏi người sản xuất và các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy sản xuất theo tiêu chuẩn, bỏ suy nghĩ đây là thị trường dễ tính.
Dù dịch Covid-19 đã lấy hầu hết thời gian kinh doanh của doanh nghiệp (DN) như năm 2020 vừa qua, nhưng nhờ quá trình phát triển thương hiệu lâu năm và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng nên vẫn có những DN Việt khẳng định được giá trị của mình, dẫn đầu thị trường giữa khó khăn.
Tại dự thảo lần 3 sửa đổi Nghị định 52 về hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã đưa ra khá nhiều quy định về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, những điều kiện này lại không nhận được sự đồng tình của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành.
Chính sách thương mại của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ như thế nào đang là đề tài thu hút các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Với thị trường Mỹ, hệ thống pháp luật phức tạp, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt nếu không tính chuyện “đường dài” pháp lý trong thời kỳ mới.
DNVN - Một trong những thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được giới chuyên gia quan tâm là gia tăng nhập siêu, theo đó tác động không nhỏ đến cộng đồng doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng không nên quá quan ngại về vấn đề này.
Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.
Thiếu hụt doanh nghiệp nội địa cỡ vừa để cung ứng sản phẩm cho khối ngoại vẫn là nỗi lo lớn khi mà việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao được kỳ vọng đẩy mạnh hơn nữa trong năm 2021.
Việc nhập khẩu gạo tấm giá rẻ của Ấn Độ để phục vụ cho chế biến và làm thức ăn chăn nuôi đang có những đánh giá trái chiều. Đặc biệt là khi tình trạng lệch pha dẫn đến phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn còn đó.
Thực thi các FTA phải quyết liệt hiệu quả hơn, không phải là “đầu voi, đuôi chuột” mà là “đầu voi, đuôi khủng long". Có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới làm chủ trên "sân nhà" và tận dụng tốt cơ hội cắt giảm thuế quan từ nhiều thị trường lớn trên thế giới.
DNVN - Chiều 07/01/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và các đại diện doanh nhân, doanh nghiệp của hiệp hội tại trụ sở Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu yêu cầu này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sáng 6/1.
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục tiêu thu về 14 tỷ USD, tuy nhiên mối lo lớn nhất của ngành này là nguy cơ đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là kiện chống lẩn tránh thuế.
Chỉ trong vòng một năm 2020, Việt Nam tham gia 3 Hiệp định FTA gồm EVFTA, RCEP, UKVFTA nâng tổng số FTA của Việt Nam lên con số 15. Các FTA đã mở thêm thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, nhưng để thực sự tận dụng hết tiềm năng thì cần sự nỗ lực cả phía doanh nghiệp và Nhà nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo