Tìm kiếm: Dự-Án-Nhà-Ở
Mặc dù bất động sản nhà ở là kế hoạch dài hạn, nhu cầu thường xuyên của khách hàng, nhưng vẫn chịu chung số phận “đìu hiu” bởi dịch Covid-19, khi từ đầu năm 2020 đến nay chưa có một dự án nào mở bán và các sàn cũng trong tình cảnh “chùa bà Đanh”. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định sau đại dịch sẽ là cơ hội tốt cho khách hàng có nhu cầu ở thực.
DNVN - Ảnh hưởng của dịch bệnh Covit-19 đối với thị trường bất động sản là không thể tránh khỏi, song đầu tư vào đất nền vẫn được xem là phân khúc "hái ra tiền" trong năm 2020. Nhưng cụ thể thì tại khu vực nào, đất nền sẽ tạo ra biên độ lợi nhuận cao vẫn là bài toán không hề đơn giản.
Nhiều dự án nhà ở xã hội lâm vào tình cảnh ế ẩm dù nhu cầu người mua là rất cao, nghịch lý này nếu kéo dài sẽ khiến chính sách và thị trường BĐS trở nên méo mó.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản vào các đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế giá trị gia tăng của tháng 3-6/2020.
UBND TP. Đà Nẵng vừa có 4 tờ trình đề nghị HĐND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn có tổng mức đầu tư dự kiến là 3.678 tỷ đồng.
Không phải cứ căn hộ diện tích 25m2 là tạo ra các khu ổ chuột mà quan trọng là tầm nhìn, cách quản lý của chủ đầu tư mỗi dự án.
Tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán tính đến 31/12/2019 lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018.
DNVN - Trước những khó khăn của các doanh nghiệp địa ốc như hồ sơ đang tồn đọng, chưa xem xét giải quyết, xung đột giữa các quy định trong quy trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở… UBND đã chỉ đạo sở-ngành phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết tháo gỡ.
Trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ tại các thành phố lớn đang thiếu, một số dự án mở bán lại không ai mua dẫn đến tình trạng mất cân đối cung – cầu trong phân khúc này.
DNVN - Nhằm ngăn chặn việc chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án nhà ở sai phép, không phép trên địa bàn thành phố, UBND TP.HCM giao các sở ngành công khai thông tin quyết định pháp lý về đầu tư và sử dụng đất của các dự án kinh doanh nhà ở.
Thủ tục nhiêu khê, hồ sơ đưa qua đưa lại nhiều sở ngành mà chưa rõ kết quả giải quyết cuối cùng, doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất cũng không được, khiến nhiều dự án nhà ở chôn vốn hàng nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản còn khách hàng phải mua sản phẩm với giá đắt đỏ.
DNVN - Tình trạng sụt giảm nguồn cung là nút thắt lớn của thị trường bất động sản TP.HCM trong 2 năm qua, mà nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật.
Vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản nếu không được sớm tháo gỡ sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho kinh tế và xã hội.
Thị trường bất động sản hiện nay không chỉ vướng phải “rừng” thủ tục hành chính, mà còn gặp khó khăn về vốn vay, khiến các dự án đều dậm chân tại chỗ. Nếu chưa kịp sửa đổi các Luật này, các dự án bất động sản không được khơi thông.
Bên cạnh những cơ hội đầu tư tiềm năng, đầu tư ra bất động sản nước ngoài cũng tiềm tàng các rủi ro, mà nhiều nhất đến từ khác biệt về văn hóa và hệ thống pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo