Tìm kiếm: Lễ-cầu-an

Trong một năm, người Hà Nhì có nhiều lễ tết quan trọng như: Gia Tho Tho (Tết Nguyên đán), Già Ma Gio (lễ cúng rừng), Tết Khu Già Già còn gọi là Khô Già Già (lễ cầu mùa)... Tết Khu Già Già với ý nghĩa cầu mùa là Tết điển hình của dân tộc Hà Nhì.
Trong cộng đồng các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên người H'rê có truyền thống làm lúa nước, nên các sinh hoạt tín ngưỡng đều gắn vào chu kỳ vòng đời của cây lúa. Từ xa xưa, người H'rê tin rằng vạn vật đều có thần, nên người H'rê thường tổ chức các nghi thức cúng đầu năm để cầu mong các thần linh che chở, xua đi xui xẻo, dịch bệnh, cho vụ mùa được tươi tốt, con người được bình an trong cuộc sống.
Với niên đại trên 1.500 năm, ngôi chùa Sùng Bảo ở xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, không chỉ là một ngôi chùa cổ với điển tích huyền bí về Đức Phật Bà Đồng Quân. Hơn thế, vị trí tọa lạc của ngôi chùa vô cùng độc đáo, ẩn chứa nhiều yếu tố tâm linh.
Chỉ họp một đêm duy nhất cho đến rạng sáng ngày mùng 3 Tết Nguyên đán, nhưng phiên chợ đình ở làng Bích La (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) trở thành điểm đến của hàng ngàn du khách.
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ. Đó là những nghi thức hoặc lễ hội gắn với những hiện tượng liên quan đến đời người với chu trình sản xuất… Một trong những lễ nghi quan trọng gắn liền với phong tục sản xuất của người dân nơi đây được phục dựng là lễ cúng thần lúa.
Trai gái dân tộc thiểu số Chăm H’Roi ở làng Suối Mây (thị trấn Vân Canh, Vân Canh, Bình Định), trước khi trở thành vợ cũng được hợp thức hóa bằng một lễ cưới đậm bản sắc văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, điều thú vị nằm ở chỗ sau đám cưới, đến ngày thứ tư cô dâu và chú rể mới được… “động phòng hoa chúc”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo