Tìm kiếm: Nuôi-tôm
Toàn huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) hiện có trên 2.300 ha nuôi tôm nước lợ. Nhờ chủ động liên kết, chú trọng khoa học – công nghệ trong quá trình nuôi trồng, nghề nuôi tôm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân địa phương vươn lên làm giàu.
DNVN - Sản lượng nuôi tôm nguyên liệu tại Cà Mau liên tục phát triển đã giúp ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng khá (năm 2019 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,09% so với 2018), nhiều dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đứng trước tình hình dịch Covid-19 đã khiến ngành tôm Cà Mau gặp không ít khó khăn.
Xuất bán không được, giữ lại cũng chẳng xong là tình cảnh vào lúc này của người nuôi tôm hùm do từ khi xảy ra dịch COVID-19, thị trường xuất khẩu tôm hùm đã bị đóng băng.
Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.
“Hiện nay tôm hùm đến thời kỳ xuất bán nhưng ngư dân gọi thương lái đến xuất tôm nhưng họ không đến”, một ngư dân nuôi tôm hùm trên Vịnh Cam Ranh, tỉnh ở Khánh Hòa nói như mếu.
Ở dọc ven biển Nam Trung Bộ, nghề nuôi tôm và ốc hương từng giúp nông dân làm giàu, nhưng những năm gần đây nuôi tôm sú thường xuyên bị thua lỗ nặng do dịch bệnh. Tại Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nhiều hộ dân đã chuyển đổi những ao nuôi tôm sú, ốc hương sang nuôi hải sâm, nhờ vậy đã thoát khỏi “thế khó”, tìm lại được thu nhập cao.
Luôn tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nhưng anh Lê Đình Hải, ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là người đi đầu trong việc cho tôm sú, hàu, cá bống bớp sinh sản thành công tại địa phương. Với mô hình nuôi tôm mới của mình, mỗi năm mang lại nguồn thu trên dưới 1 tỷ đồng.
Những hình ảnh ấn tượng dưới đây đem tới cái nhìn chân thực về việc con người đã làm biến đổi thiên nhiên trên hành tinh của chúng ta như thế nào.
Là một trong những người đầu tiên đưa nghề nuôi hàu giống về vùng quê xã Kim Trung (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) để phát triển sản xuất, đến nay gia đình ông Đinh Hữu Ước thu về hàng tỷ đồng mỗi năm chỉ từ việc xuất bán giống.
Vụ cuối năm, người nuôi cá đặc sản trong lồng bè ở tỉnh Đồng Nai hốt bạc, ăn Tết to bởi giá bán tăng từng ngày...Nhiều loại cá đặc sản như chạch quế, cá hô, cá trắm đen...rất hút hàng những ngày giáp Tết.
Xuất khẩu cá tra hàng năm mang về cho Việt Nam khoảng 2 tỷ USD nhưng gặp rất nhiều rào cản, trong khi cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa vẫn bỏ ngỏ dù cho đây là sản phẩm độc đáo và hoạt động nuôi đang rất sạch theo chuẩn quốc tế.
Có nhiều khó khăn khách quan dẫn đến xuất khẩu thủy sản trong năm 2019 không đạt được mục tiêu, nhưng nổi bật nhất là cá tra và tôm phải đối mặt với nhiều thách thức. Để phát huy được hết thế mạnh, tránh lãng phí, ngành thủy sản cần được khai thác theo chiều sâu.
Tại ĐBSCL có thể nói cây mắm (loại cây sống ở vùng ngập mặn) mọc ở Cà Mau nhiều nhất. Cây mắm ngoài tác dụng hình thành nên những cánh rừng bảo vệ lở đất thì hiện nay xuất hiện một vấn đề khá lạ đó là dùng cây mắm…làm thức ăn cho tôm.
EU được coi là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu (XK) tôm trong nước, nhất là khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực tới đây.
Sau gần 1 năm chăm sóc, hàng chục hộ nuôi cá bớp ở Lý Sơn đã bắt đầu xuất bán ra thị trường. Nhờ được hỗ trợ con giống và kỹ thuật nên vụ này người nuôi cá bớp trúng lớn, nhiều hộ thu về từ 300 - 500 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo