Tìm kiếm: Nổ-mìn

Sống trong môi trường ô nhiễm, quanh năm phải hít khói bụi, mắc bệnh đầy mình, người dân thôn Hồng Sơn, Bút Sơn đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Nhưng, những nguyện vọng chính đáng của người dân vẫn không được các cấp có thẩm quyền trả lời rõ ràng, giải quyết thấu đáo. Kêu mãi mà tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn không được cải thiện nên thất vọng, chán nản, người dân chỉ còn biết than trời.
Lượn quanh nơi Vicem Bút Sơn đóng đô, tận mắt chứng kiến sự ô nhiễm khói bụi, mới phần nào thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nơi đây. Riêng Vicem Bút Sơn thôi đã thừa bụi, đã thế lại còn nhiều cơ sở khai thác, nghiền đá ăn theo. Cả vùng quê yên ả này là một công trường ầm ĩ tiếng mìn nổ, bụi mù từ nhà máy và từ những đoàn xe chạy rầm rập bao phủ khắp xóm làng.
Giữa đêm mùa đông giá rét của hơn 20 năm trước, những bóng đen thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma đột nhập vào khu mộ cổ. Tiếng xà beng, tiếng búa chim bổ liên hồi vào lợp hớp chất rắn chắc. Một lỗ rộng chừng 10 phân trên nắp quan tài đã bị chỏng thủng. Đúng vị trí đó trên ngực người quá cố là 1 viên ngọc màu xanh quý giá...
Chúng tôi đã được nghe dư luận phản ánh rất nhiều thông tin liên quan đến việc dự án vẫn đang triển khai trên đỉnh núi Hoàng Liên, gây ảnh hưởng môi trường và tác động không tốt tới không gian du lịch trên đỉnh Fansipan. Nhằm làm rõ những thông tin mà bạn đọc phản ánh, trong các ngày 25-26.1, PV Báo Lao Động đã lên đỉnh Hoàng Liên để tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra tại đây.
Trong thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực đồi Kên Kên (thuộc tiểu khu 877A, khoảnh 2, lô 1 – Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Thành), thuộc địa bàn quản lý hành chính xã Tiến Thành lại diễn ra phức tạp. Tình trạng trên tái diễn đang làm “đau đầu” các cơ quan chức năng huyện này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo