Tìm kiếm: Quỹ-Tiền-tệ
Tại cuộc họp của Ủy ban trung ương diễn ra tại thủ đô Athens vào hôm 23/5, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho hay, giai đoạn cuối của quá trình đàm phán về thỏa thuận cứu trợ đã diễn ra giữa chính phủ Hy Lạp và các nhà tài trợ quốc tế. Song, nhiều vấn đề chưa được thống nhất khi có những giới hạn đỏ không được vượt qua.
Hôm 22/5, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga sẽ giữ quan điểm cực kỳ cứng rắn trong trường hợp Ukraine từ chối trả tiền nợ cho Matx-cơ-va.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, tuyên bố trì hoãn trả nợ của Ukraine - điều mà Nga cáo buộc về bản chất là tuyên bố vỡ nợ - cho thấy tính chuyên nghiệp ở mức thấp. Với quan điểm này, ông chủ điện Kremlin đã ra lệnh cho Bộ Tài chính "để mắt" tới khoản tiền mà Ukraine nợ Nga.
Theo nhận định của Công ty Quản lý Tài sản Pacific, Trung Quốc không thể sắp đặt việc giảm giá đồng nhân dân tệ trong bối cảnh quốc gia này muốn bổ sung đồng nhân dân tệ vào giỏ định giá Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khi Ấn Độ đang trên đà vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường lớn mới nổi phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley cho biết, ông không tự tin về điều này.
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và 4 tháng đầu năm 2015 diễn ra hôm qua (24.4), một vấn đề được nhiều ý kiến thảo luận là nợ xấu.
Đối mặt với tình trạng giá dầu rớt thảm, bất ổn tiền tệ và các lệnh trừng phạt của phương Tây, hiện có vô số những thách thức đối với nền kinh tế ốm yếu của Nga.
Ukraine lại vừa trải qua một tuần nặng nề, không chỉ bởi tình hình chiến sự ở miền Đông có nguy cơ tái bùng phát, mà còn vì tình trạng nguy cấp của nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ 100%.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm 15/4, quý 1 năm 2015, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tốc độ chậm nhất kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là tiền đề để các nhà hoạch định chính sách nước này phải thực hiện chính sách kích thích hơn nữa.
Trong cuộc cạnh tranh giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nền dân chủ lớn nhất hành tinh, năm 2015 sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hôm 14/4, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc lần đầu tiên kể từ năm 1999 trong năm nay.
15 năm tới, kinh tế Mỹ sẽ giảm sức thống trị, vài thị trường mới nổi sẽ bật lên nhanh chóng và nhiều nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ bị tụt lại phía sau, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Chính phủ Hy Lạp cho rằng nước Đức đang 'nợ' Hy Lạp hơn 300 tỉ USD vì những thiệt hại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. 'Câu chuyện đòi nợ' được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Hy Lạp đang đối mặt với nhiều khó khăn, theo Reuters ngày 7.4.
Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett - chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway - cho biết, người Đức sẽ không tài trợ cho người dân Hy Lạp mãi được. Do vậy, việc Hy Lạp rời khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) có thể không phải là điều xấu.
TQ đang từng bước cố gắng đưa nhân dân tệ (NDT) vào Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng với USD, euro, yên Nhật và bảng Anh.
Tại một sự kiện diễn ra ở London hôm 26/3, Thống đốc NHTW Hy Lạp Yannis Stournaras đã loại trừ khả năng quốc gia này ra khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Theo đó, ông khẳng định, Athens đang tiến gần đến một thỏa thuận mới với các nhà tài trợ châu Âu về một gói cứu trợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo