Tìm kiếm: Tái-cơ-cấu-DNNN

2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nhận được khá nhiều lời góp ý thẳng thắn từ các tổ chức quốc tế. Có những lời khích lệ, có những góp ý thẳng thắn. Sự thật mất lòng, nhưng thuốc đắng giã tật... vấn đề là việc tiếp thu có chọn lọc thế nào.
Một lượng vốn khổng lồ do Nhà nước nắm giữ tại các DN lớn sẽ được bán ra. Đây là ‘hàng ngon’ rất được trông đợi. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua ngay dù biết trước giá không hề rẻ. Trong năm 2013, dù rất eo hẹp đồng tiền nhưng hoạt động thoái vốn của Nhà nước vẫn được giới đầu tư quan tâm. Nhiều cổ phiếu hấp dẫn đã được các đại gia trong nước và nước ngoài quyết mua khá nhanh chóng.
Sau 3 năm khởi động tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng, theo đánh giá của PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra quá chậm chạp. “Muốn đẩy nhanh tiến trình này, cần có bước đột phá”, ông Thiên nói.
“Tôi nghĩ tái cơ cấu cần phải làm một cách bài bản, có nghĩa là giao cho các cơ quan Nhà nước đi điều tra thực sự từng ngành, xem ngành nào có bao nhiêu DN đang gặp khó khăn? Vì sao họ gặp khó khăn? Cái họ cần là gì thì lúc đó mới phân loại các DN và đưa ra giải pháp cho từng loại? Khâu đầu tiên là phải biết DN bị bệnh gì và bốc thuốc đúng bệnh đó. Các chính sách Chính phủ cũng không phải là chính sách chung chung”.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một số bước tiến cơ bản trong lộ trình tái cơ cấu kinh tế mà 3 trọng tâm cơ bản là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng vẫn diễn ra chậm chạp. Việc cần làm ngay lúc này là tập trung đột phá vào hệ thống giá, chuyển hệ thống giá sang thị trường. Đó là cách tái cơ cấu tốt nhất.

End of content

Không có tin nào tiếp theo