Tìm kiếm: Tái-cơ-cấu-kinh-tế
Những số liệu thống kê mà Tổng cục Thống kê công bố vừa qua cho thấy, tăng trưởng kinh tế đạt 5,42%, cao hơn so với mức 5,25% của năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra. So với tốc độ tăng trưởng cao 7-8% trước đây và tiềm năng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng năm 2013 khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về những việc cần phải làm để giải quyết những bất cập về cơ cấu của nền kinh tế.
Một thông tư hiện đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng để hướng dẫn quy trình tổng thể giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng và môi trường đối với dự án đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế chuyển biến là nhờ FDI và xuất khẩu. Dù xuất siêu 2 năm liên tiếp nhưng Việt Nam dường như đang xuất hộ Trung Quốc, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho biết.
Lưu ý về việc thực hiện Nghị quyết sau chất vấn, tại phiên họp chiều 23/12, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đến giữa năm 2015 sẽ dành hẳn 3 ngày chất vấn lại các Bộ trưởng, trưởng ngành về những vấn đề đã chất vấn trước đây.
Ham muốn đầu tư công còn rất lớn. Không ai muốn cắt giảm ở ngành và địa phương mình. Một số nơi vẫn rất ham hố những dự án lắm tiền nhiều của, Chuyên gia Phạm Chi Lan chia sẻ.
Không còn dám đi spa, du lịch, mơ ước được thưởng Tết mức 2 triệu đồng... là thực tế phũ phàng của nhân viên nhiều ngân hàng thời thu nhập teo tóp. Ít ai nghĩ rằng sẽ có lúc ngành ngân hàng sau thời hoành tráng lại rơi vào giai đoạn bĩ cực như bây giờ.
"Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng nhà nước đừng đi buôn vàng nữa mà phải giám sát tình hình tài chính tiền tệ theo hướng làm thế nào cho các ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa kinh doanh tiền tệ để phục vụ cho các dự án hiệu quả hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần vốn kinh doanh”.
"Cách làm hiện nay là thoái vốn để cắt lỗ, chỉ bán những khoản đầu tư ngoài ngành đang lỗ mà lại đòi bán với giá cao, trong khi nếu có cho không thì chưa chắc đã có người lấy".
“Tôi nghĩ tái cơ cấu cần phải làm một cách bài bản, có nghĩa là giao cho các cơ quan Nhà nước đi điều tra thực sự từng ngành, xem ngành nào có bao nhiêu DN đang gặp khó khăn? Vì sao họ gặp khó khăn? Cái họ cần là gì thì lúc đó mới phân loại các DN và đưa ra giải pháp cho từng loại? Khâu đầu tiên là phải biết DN bị bệnh gì và bốc thuốc đúng bệnh đó. Các chính sách Chính phủ cũng không phải là chính sách chung chung”.
Đẩy mạnh cổ phần hoá, xoá bỏ hình thức đầu tư BT trả bằng tiền, kiểm soát chặt đi công tác nước ngoài, ban hành bộ tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, công khai minh bạch tài sản người có quyền hạn… là những chỉ đạo cụ thể mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành phải triển khai trong năm 2014.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, có rất nhiều điểm đáng ngờ khi các ngân hàng cố tình cho các doanh nghiệp vay với số vốn lớn nhưng không dựa trên cơ sở kinh doanh hiệu quả và để xảy ra tình trạng nợ chồng nợ như hiện nay.
Việc áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ đưa khu vực doanh nghiệp này vào đúng quỹ đạo trong mối quan hệ Nhà nước - thị trường và doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam, trước đây là Hội nghị Các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam (CG), đã nhấn mạnh đến việc nhất quán định hướng thị trường trong điều hành kinh tế.
“Trong năm 2014-2015, Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước (DNNN)”.
Trong bối cảnh mới của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các đối tác phát triển, Chính phủ và các đối tác phát triển đã thống nhất định hướng chung của Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) được tổ chức vào ngày mai (5/12) tại Hà Nội là “Xây dựng quan hệ đối tác mới: Hướng tới tăng trưởng bền vững, cạnh tranh và toàn diện”. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trao đổi về sự kiện lần đầu tiên diễn ra này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo