Tìm kiếm: TS.-Trần-Đình-Thiên

Theo PGS TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xấu hơn cả nợ xấu là cơ chế sinh ra nợ xấu như sở hữu chéo ngân hàng, tăng trưởng dự vào vốn mà không cần giám sát, dàn trải đầu tư nếu không thể giải quyết được vấn đề, nền kinh tế vẫn còn tai họa. Hì hục xử lý nợ xấu bằng 10 VAMC thì nợ xấu cũng chưa giải quyết được.
Năm 2013, điện, xăng, gas đều tăng giá phi mã. Lý do mỗi lần tăng giá xăng, gas được đại diện Bộ Công thương giải thích do giá thế giới tăng. Với giá điện, lãnh đạo EVN, đại diện Bộ Công thương đều cho rằng giá điện ở Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực và tăng giá để thu hút đầu tư. Vừa tăng giá, điện, gas lại tiếp tục hứa hẹn sẽ tăng tiếp.
Tỉnh nào cũng muốn có vài dự án to để được nổi bật. Các tỉnh chỉ lo đạt được ngay mục tiêu ngắn hạn để có thành tích trong nhiệm kỳ của mình mà bỏ qua những mục tiêu dài hạn - Trưởng nhóm nghiên cứu Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương đánh giá.
Sau 3 năm khởi động tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng, theo đánh giá của PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra quá chậm chạp. “Muốn đẩy nhanh tiến trình này, cần có bước đột phá”, ông Thiên nói.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một số bước tiến cơ bản trong lộ trình tái cơ cấu kinh tế mà 3 trọng tâm cơ bản là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng vẫn diễn ra chậm chạp. Việc cần làm ngay lúc này là tập trung đột phá vào hệ thống giá, chuyển hệ thống giá sang thị trường. Đó là cách tái cơ cấu tốt nhất.
Dù Chính phủ đang nỗ lực dùng ‘đòn bẩy’ kích cầu song chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 11 chỉ tăng 0,34% so với tháng 10/2013. Con số này đang đi ngược với mong muốn trọng cầu mà các cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện.
Vùng duyên hải miền Trung với chiều dài 1.430 km, chiếm 43,8% bờ biển cả nước, sở hữu nhiều bãi biển, vịnh đẹp, thuận lợi để phát triển du lịch và các ngành công nghiệp. Nhưng nghịch lý là, rất ít nhà đầu tư quan tâm...
Điểm mấu chốt quyết định sự phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2013 là có xử lý được nợ xấu hay không và nguồn tiền xử lý nợ xấu lấy từ đâu. Một số chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ xấu hàng trăm ngàn tỷ, Việt Nam có thể tận dụng nguồn vốn ngoại.
Dù từng quý đã có những cải thiện rõ rệt nhưng xét tổng thể, kinh tế vĩ mô năm 2012 kém rõ rệt so với năm 2011. Ngoài tác động khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, theo các chuyên gia kinh tế còn có nguyên nhân từ những yếu kém trong quản lý, điều hành nền kinh tế, chậm chạp trong tái cơ cấu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo