Tìm kiếm: Thuốc-Bảo-Vệ-Thực-Vật
DNVN - Ông không chọn làm doanh nhân, nhưng cuộc đời đặt ông vào nghiệp kinh doanh để thoát đói nghèo. Sau 30 năm, một đại gia đình doanh nhân đã hình thành, viết nên câu chuyện đầy nhân văn về nghiệp kinh doanh của những người con đi lên từ đồng đất…
Từ việc mang đàn ong đi ăn phấn hoa sú vẹt làm mật ngọt ở các cánh rừng ngập mặn ven biển, anh anh Nguyễn Hùng Ái (43 tuổi), quê Ninh Bình có thể dễ dàng kiếm được tiền triệu mỗi ngày.
Từ một lần tình cờ cấy thử nghiệm giống lúa quý, cựu chiến binh xứ Đồng Tháp đã quyết định tìm cách nâng tầm cho giống của quê hương. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở sản xuất của ông Lê Văn Đấu còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, anh Bùi Văn Chung, xóm 5, thôn Bài Lâm Thượng, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội đã rời phố để về quê lập nghiệp và theo đuổi đam mê với mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ cao.
Từ những khoảnh đất trống trong vườn chanh dây, cà phê, bơ, gia đình anh Bùi Trung Hiếu đã thu về 1,5 tỷ mỗi năm nhờ đưa cây dâu về "sống chung" để hái lá nuôi tằm.
Từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đến người dân bình thường khi đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ai cũng phải thừa nhận: Đây là HTX “điển hình của điển hình”. Người chèo lái, giúp HTX gặt hái được thành quả đó chính là cựu chiến binh, Giám đốc Nguyễn Văn Trãi (Hai Trãi).
Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) là xã vùng sâu không được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như các vùng đất khác. Tuy nhiên, với đôi tay lao động cần cù, tinh thần ham học hỏi, ông Nguyễn Văn Chương, nông dân ở ấp 1, xã Xuân Hòa đã vươn lên làm giàu bằng mô hình trồng xoài ra quả bự trên vùng đất khó.
Đi dọc triền đê từ xã Xuân Lai đến xã Đại Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), cứ khoảng 200 - 500m, tôi bắt gặp một màu trắng như mây của những đàn vịt trông thật đẹp mắt. Tò mò đến gần và hỏi thăm, được biết đó là đàn vịt nuôi của anh Nguyễn Sỹ Quý, thôn Trung Thành, xã Đại Lai, huyện Gia Bình.
Thị trường Trung Quốc tiêu thụ tới hơn 50% sản lượng vải quả của tỉnh Bắc Giang, vài năm nay người dân ở đây áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đang được các nhà nhập khẩu Trung Quốc đánh giá cao.
Vào những dịp nắng nóng kéo dài, nhiệt độ miền Bắc có thể nên trên 40 độ C khiến cây cối ũ rũ, héo úa và gây thiệt hại lớn. Thế nhưng vườn dưa lưới công nghệ cap của anh Mai Chấn Nhâm (37 tuổi) ở thôn Bắc Trung, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vẫn phát triển tốt và cho trái đều, 10 trái đẹp cả 10.
Với kinh nghiệm trong nhiều năm gắn bó với cây mít Thái, ông Nguyễn Quốc Khánh ở thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) đã phát triển vườn cây mít theo hướng an toàn nên năng suất, chất lượng luôn bảo đảm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông Khánh đã ủ phân cá bón cho vườn mít Thái.
Là người đầu tiên nuôi tằm làm thực phẩm, làm món nhậu tại địa phương, chị Nguyễn Thị Hậu, ở thôn xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, (Tp Hải Phòng) đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ.
Nuôi tằm làm thực phẩm sạch đang là hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ dân xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Điều thú vị, nuôi tằm làm thực phẩm sạch không phải vất vả trồng dâu làm thức ăn như nuôi tằm lấy tơ mà chỉ tận dụng lá sắn để làm thức ăn cho nó.
Nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Thiện, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) ăn nên làm ra nhờ vào trồng cây bưởi da xanh, mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Một trong những lý do để thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao là ở đây người dân không sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp...Việc nuôi cá chép trong ruộng lúa bậc thang mang lại lợi ích "kép".
End of content
Không có tin nào tiếp theo