Tìm kiếm: VASEP
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 tiếp tục giảm 23% sau khi đã giảm sâu tới 36% trong tháng 8.
Thích ứng với khó khăn, linh hoạt trong giải pháp... là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vượt bão COVID-19.
DNVN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết về thời gian làm thêm. Theo đó, VASEP kiến nghị tăng khung giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm để bù đắp thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của COVID-19.
DNVN - Liên quan đến dự thảo cập nhật nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp (DN) cho rằng, thủ tục cấp giấy phép môi trường vẫn rườm rà, trùng lặp. Việc tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành 1 chỉ là đổi 7 cái tên thành chung 1 cái tên, nội dung từng phần vẫn như cũ.
Trong 2 tháng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản bị tác động nặng nề, kéo theo kết quả xuất khẩu giảm mạnh tại khu vực Nam bộ.
DNVN - Chỉ ra nhiều bất cập trong Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường, cộng đồng doanh nghiệp cho rằng nhiều quy định đi ngược với sự phát triển và đưa ra nhiều kiến nghị để sửa đổi Dự thảo.
DNVN - Những khó khăn chồng chất vì dịch bệnh COVID-19 chưa dứt, hiện các doanh nghiệp thủy sản lại thêm nỗi lo phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải nếu có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên. VASEP ngỡ ngàng về ngưỡng xả thải này của ngành TN&MT không rõ dựa trên cơ sở khoa học nào, và có nhiều bất hợp lý (!?)
Đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã, phường, thị trấn; bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định làm cản trở giao thông, lưu thông hàng hóa; tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/9/2021.
Quá trình phục hồi của doanh nghiệp nông, thuỷ sản tới đây đòi hỏi chính quyền địa phương cần đồng hành và tháo bỏ tư duy “kiểm soát, tuân thủ” với doanh nghiệp. Địa phương và doanh nghiệp cùng kiến tạo không gian sản xuất an toàn là hướng đi thiết thực trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, các cấp tại địa phương, đặc biệt là tại cấp cơ sở phải trách nhiệm hơn nữa, sâu sát hơn nữa, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
DNVN - Bộ Tài chính sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kiến nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tăng mức giảm tiền thuê đất năm nay lên ít nhất 50%, nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp thay vì mức 30% như Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng.
DNVN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội quá lâu, chỉ khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng phục hồi, số doanh nghiệp còn lại không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có sự hỗ trợ từ Chính phủ.
DNVN - Nếu như ở các nước châu Âu, hàm lượng Ethylene Oxide (EO) trong thực phẩm các nước này chỉ cho phép từ 0,02 – 0,1 mg/kg thì ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc… và Việt Nam vẫn chưa đưa ra quy định về hàm lượng EO trong thực phẩm. Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, đã đến lúc Việt Nam nên đưa ra quy định về hàm lượng EO.
Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.
Trong bối cảnh hiện nay, việc ưu tiên chống dịch COVID-19 là số 1, cải cách môi trường kinh doanh cũng cần được xem là ưu tiên số 2. Theo phản ánh của doanh nghiệp, muốn duy trì và phục hồi sản xuất, thì hàm lượng quy định cải cách hành chính, kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn, chỉ xếp sau chuyện tiêm vắc xin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo