Tìm kiếm: Việt-Nam---EU
Ngày 23/3, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “EVFTA – Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU”.
DNVN - Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, hiện vẫn chưa có hạn chế nào của EU hay Hoa Kỳ về việc dừng nhập hàng dệt may từ Việt Nam và điều này đơn thuần chỉ là quyết định của các nhà mua hàng tại các thị trường này do gặp khó khăn từ dịch COVID-19. Tuy vậy, Bộ trưởng chỉ đạo cần phải tính ngay đến phương án giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu thị trường ngách như mô hình kho vận tự động hóa, kho lạnh sẽ tăng trưởng đột biến. Sự phát triển này không chỉ ở hiện tại, mà sẽ dần trở thành xu thế chiếm áp đảo.
DNVN - Việc EU đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động XNK hàng hóa giữa Việt Nam và EU nhưng xét trên một số khía cạnh kinh tế, các biện pháp kiểm soát dịch trên thực tế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu XK, vận chuyển, thông quan, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa...
Việt Nam không thiếu thịt heo nhưng nếu giá tiếp tục "neo" cao, chắc chắn cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu. Liệu ngành chăn nuôi heo có cạnh tranh nổi với thịt ngoại hay không.
Thông thường, diễn biến giá gạo tăng - giảm được điều chỉnh theo quý, nhưng từ sau Tết Nguyên đán, giá gạo liên tục tăng mạnh, được điều chỉnh theo tuần là điều hiếm có.
Vẫn đang có những kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới sẽ cao hơn sau đợt dịch Covid-19. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần xây dựng những phương án, từ việc tận dụng cơ hội cho đến thâm nhập sâu thị trường.
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có nhiều lợi thế về xuất khẩu gạo nhưng để giữ đà tăng trưởng này trong thời gian tới không hề dễ, nhất là trong bối cảnh vẫn mạnh ai nấy làm, giá trị xuất khẩu thấp.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu (XK) là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh Bình Dương.
Tác động của dịch Covid-19 đang khiến mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm 2020 của Việt Nam có nguy cơ đổ vỡ. Việt Nam cần có chiến lược giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường để vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, vừa tăng giá trị gia tăng.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay đến các thị trường chủ lực đều giảm mạnh. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 43,48%; sang Nhật Bản giảm 28,16%; sang Mỹ giảm 26,34%; sang Hàn Quốc giảm 31,53%.
Sau 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 50% đã khiến doanh nghiệp, người nông dân trong ngành này rất khó khăn.
Gạo Việt Nam xuất khẩu đang có nhiều thuận lợi do nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên bởi dịch bệnh, đồng thời giá xuất khẩu đang có lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Ấn Độ để giành thị phần tại những thị trường lớn, trong khi nguồn cung gạo thế giới dự báo sụt giảm.
Từ mối nguy do dịch Covid-19, với ngành công nghiệp thực phẩm, nếu các doanh nghiệp nội biết đầu tư, kiên trì, sáng tạo sẽ tìm ra cho mình những cơ hội để vừa đủ “sức đề kháng” vừa phát triển đột phá mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh.
DNVN - Theo giới phân tích, kể từ tháng 6 năm ngoái, ngày càng nhiều các nhà đầu tư Bất động sản (BĐS) Công nghiệp tại Việt Nam tự tin rằng EVFTA sẽ thúc đẩy đầu tư vào sản xuất, từ đó mở rộng nhóm khách thuê hơn. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 hiện nay cũng ảnh hưởng đến phân khúc BĐS công nghiệp Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo