Tìm kiếm: VietGap
DNVN - Theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), tại Hội nghị giao thương trực tuyến với sự hợp tác của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore vào cuối tháng 5 này, tỉnh Bắc Giang sẽ có cơ hội tốt để quảng bá và tiếp cận trực tuyến với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu trái cây của Singapore.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân ở thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) đã mạnh dạn đưa cây su hào trái vụ vào sản xuất, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Từ hiệu quả kinh tế này đã mở hướng làm giàu cho nhiều nông dân nơi đây.
Với bản tính nhanh nhạy, ham học hỏi, chị Lương Thị Kim Ngọc ở Thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm rơm bằng công nghệ sinh học. Từ một hộ sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, chị đã có thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng.
Cục Bảo vệ thực vật đã họp trực tuyến với các đối tác liên quan của Nhật Bản để bàn hoàn thiện tất cả thủ tục cho xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam đầu tiên sang Nhật Bản.
Hưởng ứng phong trào thâm canh cây ăn quả của địa phương, lão nông Võ Văn Nhì quyết định tham gia vào Tổ hợp tác bưởi VietGAP xã Đạo Thành (Mỹ Tho, Tiền Giang), tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, mang lại giá trị kép về kinh tế và môi trường sinh thái.
Mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thả cá, anh Thân Văn Doanh (SN 1972), thôn Phúc Hạ, xã Song Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã từng bước làm chủ kỹ thuật, vươn lên làm giàu.
Những ngày này, người trồng nhãn ở các địa phương của “thủ phủ nhãn” Hưng Yên đang miệt mài chăm sóc, bảo vệ vườn cây chờ ngày hái quả ngọt. Trái nhãn Hưng Yên vẫn giữ được ưu thế trên thị trường và sức hấp dẫn với người tiêu dùng những năm gần đây bằng chất lượng và ngày càng “sạch” hơn.
Sự ra đời của HTX dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong đang trở thành điểm tựa sản xuất của hàng trăm hộ trồng xoài tứ quý trên vùng đất giồng cát huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, kỹ thuật bao trái giúp HTX tăng lợi nhuận 18 - 20 triệu đồng/ha, đồng thời mang lại những lợi ích lớn về môi trường sinh thái.
Xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được nhiều người biết đến với biệt danh “Vương quốc cam” của huyện đảo Vân Đồn với hơn 200ha trồng cam. Cam Vạn Yên từ lâu đã được người tiêu dùng ưa thích, là nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước trên lòng hồ thủy điện Sơn La, HTX thủy sản Hồ Quỳnh (xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã tìm được hướng đi mới trong việc nuôi cá lồng, từ đó xây dựng được thương hiệu và tìm được đầu ra sản phẩm ổn định.
Sau khi rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Huỳnh Minh Hoàng (xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc, An Giang) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, nỗ lực vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhận thấy lợi thế hơn hẳn từ xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc trưng là bí xanh Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã cùng các cấp ngành hỗ trợ người dân thành lập và tham gia HTX nhằm phát triển sản phẩm đặc trưng.
Nhờ tích cực sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, tham gia HTX, đẩy mạnh liên doanh, liên kết mà cuộc sống người dân xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã thay đổi, nhiều người đã giảm nghèo thành công nhờ liên kết trồng nhãn.
Táo đã trở thành cây trồng chủ lực và là cây làm giàu của người dân Ninh Thuận. Vùng đất khô nóng này trái táo rất ngon, cần được đầu tư, quảng bá vươn xa.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) trong tỉnh ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều nông dân tham gia. Từ phong trào, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo