Tìm kiếm: Vinashin

"Hiện Việt Nam chủ yếu đi vay mới chứ gần như không nhìn thấy nguồn nào để trả nợ", TS Vũ Đình Ánh cho biết tại buổi Hội thảo Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 2014 - 2015. Cũng tại đây, TS Trịnh Quang Anh nhận định, tâm điểm của 2014 sẽ phải là câu chuyện nợ công.
Tại tờ trình điều chỉnh “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050” mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện mục tiêu “hoàn thành và đưa vào khai thác một số đoạn đường sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam trước năm 2020” mà chiến lược phát triển giao thông đường sắt được Thủ tướng phê duyệt năm 2008 (gọi tắt là chiến lược 1686) đã coi như thất bại. Như vậy là không ít con tàu sẽ phải ngừng chạy và thua lỗ là điều dễ thấy.
Sau khi chính thức "ngừng tổ chức thí điểm Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam", mới đây Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cũng đã trở về với mô hình tổng công ty trước đây.
“Nợ công liệu có đang mất an toàn?” đang được giới chuyên môn cho là câu hỏi rất chính đáng trong bối cảnh bội chi ngân sách nhà nước được chấp nhận nới đến 5,3% GDP và sẽ có 17.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành thêm trong ba năm tới.
Cục Hải quan TP Hải Phòng cho biết đến thời điểm này, trong số gần 5.000 container hàng hóa tồn đọng tại khu vực cảng Hải Phòng thì riêng các công ty thuộc 2 “ông lớn” ngành hàng hải là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) “bỏ quên” gần 200 container đến gần 5 năm.
Cục Hải quan TP Hải Phòng cho biết đến thời điểm này, trong số gần 5.000 container hàng hóa tồn đọng tại khu vực cảng Hải Phòng thì riêng các công ty thuộc 2 “ông lớn” ngành hàng hải là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) “bỏ quên” gần 200 container đến gần 5 năm.
"Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng nhà nước đừng đi buôn vàng nữa mà phải giám sát tình hình tài chính tiền tệ theo hướng làm thế nào cho các ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa kinh doanh tiền tệ để phục vụ cho các dự án hiệu quả hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần vốn kinh doanh”.
“Tôi nghĩ tái cơ cấu cần phải làm một cách bài bản, có nghĩa là giao cho các cơ quan Nhà nước đi điều tra thực sự từng ngành, xem ngành nào có bao nhiêu DN đang gặp khó khăn? Vì sao họ gặp khó khăn? Cái họ cần là gì thì lúc đó mới phân loại các DN và đưa ra giải pháp cho từng loại? Khâu đầu tiên là phải biết DN bị bệnh gì và bốc thuốc đúng bệnh đó. Các chính sách Chính phủ cũng không phải là chính sách chung chung”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo