Tìm kiếm: XK
Tổng cục Hải quan mới đây đã sửa đổi quy định xử lý thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu đưa đi gia công lại, phần nào giúp các doanh nghiệp dệt may có thể tiếp tục hoạt động. Việc tháo gỡ những vướng víu về thuế là rất cần thiết trong lúc này, nhằm cứu các doanh nghiệp khỏi đổ vỡ giữa khó khăn từ dịch Covid-19.
DNVN - Việt Nam đã ghi nhận thành tích xuất siêu ấn tượng trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 dù phải đối mặt với những tác động không nhỏ của đại dịch Covid-19. Bộ Công Thương đã tính toán đến nhiều yếu tố trong và ngoài nước, qua đó đặt mục tiêu tổng kim ngạch XK năm 2021 tăng khoảng 4-5%, trong đó cán cân thương mại duy trì đà xuất siêu.
Bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19 tái bùng phát đợt 3, hoạt động xuất khẩu sau Tết Tân Sửu vẫn cho thấy các tín hiệu lạc quan với tấp nập hàng hoá được xuất đi, giá cả khởi sắc, những đơn hàng mới, động thái xoá bỏ các rào cản, khai thác lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do….
Mấu chốt thúc đẩy xuất khẩu năm 2021 là cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại để kịp thời khắc phục và tận dụng các cơ hội đang rộng mở.
Thị trường Trung Quốc đã đưa thêm nhiều quy định mới đối với hàng nông sản Việt Nam. Điều này đòi hỏi người sản xuất và các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy sản xuất theo tiêu chuẩn, bỏ suy nghĩ đây là thị trường dễ tính.
Chính sách thương mại của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ như thế nào đang là đề tài thu hút các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Với thị trường Mỹ, hệ thống pháp luật phức tạp, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt nếu không tính chuyện “đường dài” pháp lý trong thời kỳ mới.
DNVN - Một trong những thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được giới chuyên gia quan tâm là gia tăng nhập siêu, theo đó tác động không nhỏ đến cộng đồng doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng không nên quá quan ngại về vấn đề này.
Các DN dệt may vừa trải qua một năm 2020 đầy sóng gió, đi từ thái cực này đến thái cực thác, thậm chí có lúc chênh vênh trên bờ vực phá sản. Chưa thoát khỏi khó khăn, song các DN kỳ vọng đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2021 đạt 39 tỷ USD.
Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.
Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9%, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giá trị 35,2 tỷ USD, tăng 3,74% so với năm 2019.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản trong những tháng đầu năm năm 2021 sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn.
Việc nhập khẩu gạo tấm giá rẻ của Ấn Độ để phục vụ cho chế biến và làm thức ăn chăn nuôi đang có những đánh giá trái chiều. Đặc biệt là khi tình trạng lệch pha dẫn đến phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn còn đó.
Thực thi các FTA phải quyết liệt hiệu quả hơn, không phải là “đầu voi, đuôi chuột” mà là “đầu voi, đuôi khủng long". Có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới làm chủ trên "sân nhà" và tận dụng tốt cơ hội cắt giảm thuế quan từ nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 2 năm qua không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp, trong đó tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục tiêu thu về 14 tỷ USD, tuy nhiên mối lo lớn nhất của ngành này là nguy cơ đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là kiện chống lẩn tránh thuế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo