Tìm kiếm: cpi-tháng-4
Với số tiền lớn như vậy được đưa vào nền kinh tế nhưng tình trạng lạm phát gia tăng đã không xảy ra như năm 2007.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố bản báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2012, trong đó đưa ra một số nhận định đáng chú ý về kinh tế vĩ mô.
Cho rằng Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách thận trọng trong năm tới, không giảm lãi suất cơ bản và tập trung vào tái cơ cấu ngân hàng, nhưng JP Morgan dự báo lạm phát sẽ tăng trở lại và thâm hụt thương mại sẽ nới rộng.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2012 chỉ tăng 0,47% so với tháng 10.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, nếu tiếp tục thực hiện những biện pháp mạnh thì khả năng CPI cả năm 2012 ở mức 8% là hoàn toàn có cơ sở.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện các giải pháp tài chính, tiền tệ linh hoạt, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, gỡ “nút thắt” kinh tế, không để lạm phát quay trở lại…
Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại đã chuẩn bị các phương án đáp ứng nguồn vốn cho nhu cầu cuối năm, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, với mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong lịch sử do cung cầu không gặp nhau thì bài toán vốn cuối năm vẫn chưa tìm thấy lối ra.
Doanh nghiệp và ngân hàng đều đang khó khăn, doanh nghiệp nhà nước yếu kém, môi trường đầu tư kém hấp dẫn... cần những lời giải căn cơ thay vì những giải pháp ngắn hạn.
Bất thường, nguy cơ lạm phát cao… là quan ngại của nhiều người khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng đột biến 2,2% so với tháng trước và tăng 5,13% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tiếp xúc với Thanh Niên đều khẳng định chưa nên quá lo lắng về lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng vượt ngoài dự báo của cơ quan thống kê. Với đà này, nếu không kiểm soát chặt chẽ luồng tiền thì lạm phát cả năm 2012 cũng khó giữ được trong vòng 7% , ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ.
Công bố của Tổng cục Thống kê sáng 24.9 cho thấy, CPI tháng 9.2012 tăng tới 2,2% so với tháng 8 – đây cũng là mức tăng cao nhất từ tháng 5.2011 đến nay. Chỉ số này làm gia tăng lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng tốc vào những tháng cuối năm.
Tháng 7 này là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm và cũng là tháng giảm duy nhất của cùng kỳ trong 9 năm qua, đã bộc lộ rõ hơn những bất cập trong nền kinh tế.
“Lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao đã hạn chế mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho nhiều. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có xu hướng gia tăng dễ tạo sự bất ổn định của hệ thống tài chính tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung”.
Chỉ số CPI tháng 6 của cả nước giảm âm cho thấy điều gì nếu không phải là câu chuyện giá cả? Rõ ràng, người tiêu dùng có cơ sở để thắc mắc về việc CPI không ăn nhập với cơ cấu chi tiêu và giá cả tiêu dùng thực tế.
Cùng với việc giảm nhanh lãi suất cho vay, biện pháp quan trọng nhất lúc này là kích cầu tiêu dùng
End of content
Không có tin nào tiếp theo