Tìm kiếm: da-giày-Việt-Nam

Bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19 tái bùng phát đợt 3, hoạt động xuất khẩu sau Tết Tân Sửu vẫn cho thấy các tín hiệu lạc quan với tấp nập hàng hoá được xuất đi, giá cả khởi sắc, những đơn hàng mới, động thái xoá bỏ các rào cản, khai thác lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do….
Chỉ trong vòng một năm 2020, Việt Nam tham gia 3 Hiệp định FTA gồm EVFTA, RCEP, UKVFTA nâng tổng số FTA của Việt Nam lên con số 15. Các FTA đã mở thêm thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, nhưng để thực sự tận dụng hết tiềm năng thì cần sự nỗ lực cả phía doanh nghiệp và Nhà nước.
Xác định điểm yếu lớn nhất là quy tắc xuất xứ nên để tận dụng tối đa những lợi thế của Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), nhiều doanh nghiệp da giày đã từng bước chủ động nguồn nguyên liệu, tích cực nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Tác động của dịch Covid-19 đang khiến mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm 2020 của Việt Nam có nguy cơ đổ vỡ. Việt Nam cần có chiến lược giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường để vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, vừa tăng giá trị gia tăng.
Sản phẩm giày dép sản xuất ở Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước, trong đó thị trường EU và Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Với tốc độ tăng trưởng hai con số, dự báo năm 2020, Việt Nam tiếp tục là điểm đến sản xuất của các thương hiệu giày dép hàng đầu thế giới.
Hiện nay, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)… Tuy nhiên, có thể tận dụng được hay không thì sẽ cần sự nỗ lực đồng lòng từ chính các doanh nghiệp sản xuất trong nước...

End of content

Không có tin nào tiếp theo