Tìm kiếm: giá-lúa-gạo
DNVN - Trên đà xuất khẩu tăng mạnh vào tháng 1/2022, ngày 16/2, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 5 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, những thuận lợi trong xuất khẩu gạo tháng 1/2022 đã tạo lợi thế cho xuất khẩu gạo ở thời gian tiếp theo.
DNVN - Ngày 15.1.2022, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới giảm 5 USD/tấn.
Có giấy phép xuất khẩu gạo, nhưng nếu một thời gian dài không xuất khẩu, doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép.
DNVN – Ngân hàng định hướng thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lúa gạo. Tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay. Thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm.
DNVN – Trước những khó khăn trong việc phân phối và tiêu thụ nông sản đặc biệt là lúa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đây chính là thời điểm các tỉnh ĐBSCL phải có tư duy sâu sắc về làm kinh tế nông nghiệp chứ không phải là sản xuất nông nghiệp đơn thuần.
DNVN - Cho rằng việc vận chuyển, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu lúa gạo của các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang gặp nhiều vướng mắc, Bộ Công Thương đã đề nghị Thủ tướng xem xét, giao các Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
DNVN – Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện điểm nghẽn nhất đang nằm ở lưu thông, không xuất được hàng nên tồn kho, doanh nghiệp không thể thu mua thêm lúa gạo được. Vì thế không nhất thiết phải mua tạm trữ quốc gia, chỉ cần gỡ điểm "nghẽn" này sẽ đẩy giá lúa lên.
DNVN - Tại cuộc họp trực tuyến sáng ngày 3/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, vụ hè thu đang thu hoạch rộ, sản lượng nhiều, trong khi do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dễ dẫn đến tình trạng thương lái ép giá nông dân. Do vậy, Bộ đề xuất Chính phủ cho tăng thu mua tạm trữ.
DNVN – Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT đã có công văn đề xuất Tổ Công tác đặc biệt kiến nghị Chính phủ triển khai Chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thưc, giảm áp lực thị trường và giúp ổn định thị trường lúa gạo khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại ĐBSCL.
Dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân, doanh nghiệp, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam một số địa phương còn gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, có nơi công nhân buộc phải nghỉ việc.
Tiếp nối thành công của năm 2020, giá gạo xuất khẩu những tháng đầu năm 2021 của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, người nông dân kỳ vọng có một vụ mùa bội thu. Để duy trì thành quả này, ngành lúa gạo Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao.
Vụ Hè Thu năm nay giá lúa, gạo ở ĐBSCL đều tăng cao và ở mức kỷ lục trong 10 năm qua, nhất là thị trường nội địa.
Giá lúa ở ĐBSCL đang tăng nhẹ. Cụ thể ngày 5/5, giá lúa tăng từ 200 - 400 đồng/kg so với tuần cuối tháng 4/2020. Thương lái mua lúa phơi khô, giống OM 5451 và Đài Thơm với giá 7.000 đồng/kg.
Nhận định từ giới chuyên môn cho rằng, việc doanh nghiệp trì hoãn thực hiện cung cấp gạo dự trữ quốc gia được cho là bởi giá gạo châu Á xuất khẩu đang ở mức cao nhất 7 năm.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là Trung Quốc (gấp 8,2 lần), Đài Loan (gấp 3,6 lần) và Mozambique (2,6 lần).
End of content
Không có tin nào tiếp theo