Tìm kiếm: gỗ-Việt-Nam

Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực hơn 2 năm, song tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ thị trường này vẫn còn khiêm tốn. Những khó khăn về quy tắc xuất xứ, chất lượng sản phẩm... đang là rào cản không chỉ với doanh nghiệp nhỏ, mà ngay cả doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm thương trường dày dặn cũng rơi vào tình cảnh khó khăn.
DNVN - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) không chỉ tháo gỡ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan với giao thương 2 nước mà còn là sự đảm bảo chắc chắn của Chính phủ giúp các DN vững tin chọn lựa thị trường và đối tác cho kế hoạch đầu tư, sản xuất, phân phối mang tầm chiến lược.
Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hành vi "đội lốt" cũng như thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các vùng địa lý không tích cực, ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
DNVN - Nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) và các hiệp hội gỗ khác trong toàn quốc đã ký cam kết sử dụng nguồn gốc gỗ hợp pháp trong sản xuất, đồng thời thành lập Quỹ Vì một Việt Nam xanh để quảng bá, hỗ trợ hoạt động trồng rừng, bảo vệ môi trường.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) việc tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp sẽ có tác động lớn đến ngành cao su, đặc biệt là cao su tiểu điền, khi diện tích rừng trồng cao su đạt hơn 941.000 ha, trong đó có 479.600 ha từ các hộ tiểu điền, chiếm 51% tổng diện tích cao su cả nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo