Tìm kiếm: hàng-công-nghiệp

Xét theo yếu tố chu kỳ thì xuất khẩu của 6 tháng cuối năm luôn cao hơn 6 tháng đầu năm 15-25% bởi đó là quãng thời gian mà cộng đồng doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng yêu cầu về thời hạn giao hàng cho đối tác. Điều này hé lộ khả năng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Từ năm 2012 đến nay, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều gói hỗ trợ. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn lớn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản vẫn không giảm. Vì sao?
Theo báo cáo về tình hình hoạt động ngành công thương quý I/2013, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,9%. Tuy nhiên, nhìn vào khó khăn thực tại của lĩnh vực bất động sản cũng như các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng, con số này vẫn chưa phản ánh đúng khó khăn thực tế của doanh nghiệp và thị trường. Theo Phó vụ trưởng vụ kế hoạch, Bộ Công thương Nguyễn Hải Trung, cần có thêm giải pháp giúp giảm hàng tồn kho
Ông Nguyễn Thắng Hải- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu 2013 ngày 11/4: Với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như Việt Nam, phát triển xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.
Với 482 triệu USD xuất siêu trong quý I này, nền kinh tế đã có bước khởi động suôn sẻ, tạo đòn bẩy “tâm lý” quan trọng trên lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong năm kế hoạch 2013.
Sau 6 năm gia nhập WTO - một khoảng thời gian đủ dài để các chuyên gia kinh tế cân đong đo đếm chuyện “được - mất” khi tham gia sân chơi toàn cầu.
GDP do công nghiệp - xây dựng tạo ra sau 2 năm tăng trưởng thấp hơn, thì quý I năm nay đã tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung. Đây là tín hiệu khả quan để tốc độ tăng chung cả năm nay cao hơn năm trước theo mục tiêu đã đề ra.
Liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”; nhiều lần đạt giải Vàng chất lượng Quốc gia; là một trong ba DN vừa vinh dự được trao giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2012, nhựa Tiền Phong ngày càng khẳng định vị thế vững chắc của mình ở cả thị trường trong và ngoài nước.
“Số lượng người Việt làm ăn, sinh sống ở Nga khá đông đảo. Họ là những người ở Nga đã lâu, biết văn hóa, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng của người Nga khá rõ. Đây là lợi thế của chúng ta mà không phải nước nào cũng có được. Chúng tôi coi họ là cầu nối kinh tế - thương mại, đầu tư rất quan trọng giữa Việt Nam và Nga. Thị trường Nga vẫn rất rộng mở cho hàng Việt” – Tham tán thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Nga Phạm Quang Niệm cho biết.
Hai tháng đầu năm 2013, cả nước xuất siêu 1,68 tỷ USD, cao hơn gấp đôi mức xuất siêu của cả năm 2012. Như vậy, sau nhiều năm nhập siêu, trong năm 2012 và tiếp nối hai tháng đầu năm, Việt Nam bắt đầu xuất siêu. Tuy nhiên, đây có thực sự là điều đáng mừng hay đang ẩn chứa bất ổn gì trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước? Giải pháp nào để có thể xuất siêu bền vững?
Hôm nay (6-3), khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị liên quan tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên quan trọng của Trụ cột kinh tế ASEAN, là dịp để các Bộ trưởng Kinh tế thảo luận, trao đổi về các sáng kiến quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực và đề ra những định hướng hội nhập kinh tế ASEAN trong năm 2013, hướng đến mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
(DNHN) Trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng - một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực SXKD nhôm thanh định hình và các sản phẩm từ nhôm, cũng gặp nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên, bằng sự nhạy bén của Ban lãnh đạo Cty, Sông Hồng đã kịp thời nắm bắt tình hình, vạch ra những phương án cụ thể để ứng phó, lập kế hoạch chi tiết tháo gỡ từng nút thắt khó khăn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo