Tìm kiếm: kiềm-chế-lạm-phát

“Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang nhân cơ hội đình đốn để bỏ tiền mua lại các tài sản rẻ của doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả thị trường cà phê, nước, bánh kẹo, vật dụng hàng ngày đều bị “ngoại hóa”... và thiếu đi bóng dáng của các doanh nghiệp Việt”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nêu quan điểm khi trao đổi với chúng tôi.
Kinh tế vĩ mô được nhận diện trên các góc độ khác nhau. Theo nghĩa rộng, kinh tế vĩ mô bao gồm cả tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, 3 khâu đột phá.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tính hình kinh tế - xã hội trong Quý I/2013 về thu - chi ngân sách, quản lý thị trường, giá cả nhìn chung khá khả quan, tuy nhiên, một số lĩnh vực khác như sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và đặc biệt là công nghiệp và xây dựng, kinh doanh bất động sản còn rất nhiều khó khăn...
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quy luật GDP quý I tăng trưởng thấp do đầu tư thấp, gây áp lực cho những quý còn lại trong năm. Để xóa bỏ quy luật này, theo TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phải đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, ngay từ những tháng đầu năm.
Trong quý I.2013, nền kinh tế nước ta đã có những kết quả tích cực khi lạm phát được kiềm chế, giá cả ổn định, tăng trưởng GDP vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu tiếp tục đà tăng cao... Song nền kinh tế được nhìn nhận là còn khó khăn, thách thức, chứa nhiều rủi ro.
Trong quý I/2013, tăng trưởng GDP đạt 4,89% là điều rất có ý nghĩa trong điều kiện thục hiện mục tiêu kép (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn). Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn đứng trước những thách thức không nhỏ tiếp tục cần giải pháp khắc phục.

End of content

Không có tin nào tiếp theo