Tìm kiếm: ngành-hàng-nông-sản
DNVN - Để giải quyết câu chuyện “được mùa rớt giá” cho nông sản ở đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều chuyên gia nhận định cần đẩy mạnh khâu chế biến để xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ cho HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp để họ góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản.
Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần tận dụng các cam kết về thuế quan, bảo hộ chỉ dẫn địa lý… nhằm làm mạnh thương hiệu sản phẩm Việt trên các thị trường xuất khẩu.
Chuyện “sống còn” của các doanh nghiệp (DN) trong nước đang đòi hỏi cần tiếp tục phòng tránh rủi ro, không để mãi bị động trước những biến động lớn về thị trường, dịch bệnh, logistics, giá nhiên liệu gia tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhìn lại năm 2020 với tác động của dịch Covid-19 như một “cửa ải” cho xuất khẩu rau quả nỗ lực vượt qua. Để ngành hàng này trở lại “đường băng” tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2021, việc tạo bước chuyển đến thị trường mới tiềm năng và có giá trị gia tăng cao là điều cần thiết nhằm tránh rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Thị trường chuỗi cung ứng lạnh cho ngành hàng nông sản thực phẩm ở Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng “nóng” trong các năm tới, khi nhu cầu ngày càng gia tăng. Điều đó đòi hỏi cần tăng đầu tư và chuyển đổi thông minh ở lĩnh vực hậu cần quan trọng này.
Một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang có những chuyển động nhằm đưa nông sản của mình lên các sàn thương mại điện tử như một cách để nâng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Câu chuyện người tiêu dùng mua hàng trực tuyến (online) bị đánh tráo hàng hóa đang cho thấy một phần điểm yếu ở khâu hậu cần, logistics - vốn đang đòi hỏi ngày càng cao trước sức bùng phát của thương mại điện tử.
Ở Tp.HCM lần đầu tiên đã khởi tố hình sự vụ lây lan dịch Covid-19. Hậu quả nghiêm trọng của chuyện này không chỉ ở việc lây nhiễm mà còn làm khổ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vốn ám ảnh với “bóng ma” dịch bệnh suốt cả năm nay.
Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời, cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- châu Âu, gọi tắt là EVFTA, một trong những Hiệp định thương mại tự do được đông đảo doanh nghiệp kỳ vọng, vừa có hiệu lực từ ngày 1/8.
Phát biểu mới đây của ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An “90% người Việt Nam ăn gạo bẩn” vẫn đang tiếp tục gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia nói rằng đây là một nhận xét không thỏa đáng, không có căn cứ và không công bằng cho gạo Việt trong bối cảnh hiện nay.
Doanh nghiệp cần phải thay đổi "tư duy an phận thủ thường" với những hợp đồng gia công, từ đó sản xuất ra các sản phẩm chuyên sâu hơn. Đi trên "cao tốc EVFTA" chúng ta phải hiểu nguyên tắc là không nên đi lùi hay được phép dừng lại.
Chuyên gia cho rằng các FTA sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của doanh nghiệp sau Covid-19, nhưng khả năng tận dụng đến đâu còn phụ thuộc vào sự đầu tư, chuẩn bị của từng đơn vị.
Định kiến về dư lượng thuốc trừ sâu đối với mặt hàng nông sản vào thị trường EU có thể sẽ được "tẩy xoá" nếu các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục cải thiện và chủ động cập nhật những quy định mới, thích ứng rào cản kỹ thuật mới ở thị trường này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo