Tìm kiếm: nguy-cơ-phá-sản

Đánh giá về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) quy định DN không thanh toán được khoản nợ 200 triệu đồng sau 3 tháng thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản, ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đánh giá: “Không thể đưa ra con số áp đặt như vậy, quy định như dự thảo thì có tới 99% DN ở Việt Nam trong diện phá sản”.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), hiện các doanh nghiệp (DN) ngành thép đang trong tình trạng báo động đỏ, đối mặt nguy cơ phá sản nếu không có sự can thiệp kịp thời bằng các chính sách của nhà nước.
Lý do dẫn tới nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh thép là điều không tránh khỏi, bởi thị trường bất động sản còn trầm lắng, cùng với thép Trung Quốc tràn vào lấn át thép nội địa, rồi lại phải đối mặt với hàng loạt thách thức áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép xuất khẩu.
Gần nửa năm 2013 đã trôi qua, cộng đồng DN vẫn chưa thể “thở phào” dù tình hình kinh tế vĩ mô có cải thiện. DN giải thể, ngừng hoạt động còn cao và những lá đơn đề nghị hỗ trợ khẩn cấp của các DN vẫn tiếp tục gửi về cơ quan quản lí nhà nước trong tháng 5 này.
Bối cảnh toàn cầu hóa và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thị trường đã, đang và sẽ còn tạo ra những động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tư chéo vào nhau, do đó, sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới mọi hình thức ngày càng phức tạp. Sở hữu chéo có thể là trực tiếp hay gián tiếp, trong cùng một pháp nhân hay thông qua một pháp nhân thứ ba giữa các doanh nghiệp, cũng như ngân hàng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo