Tìm kiếm: nhiều-hộ-dân
Bước chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng táo đang mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người dân xã Khánh Hội (U Minh, Bến Tre). Sắp tới, địa phương sẽ tiếp tục đầu tư, hỗ trợ phát triển mô hình theo hướng an toàn, đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ), hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân.
Năm 2019, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giảm nghèo đạt trên 8%; giảm 500 hộ cận nghèo và tỷ lệ tái nghèo bình quân của huyện dưới 1%. Để đạt được mục tiêu này, huyện Bắc Hà đã tập trung phát triển những cánh đồng dược liệu quý hiếm.
Quyết định từ bỏ cây vải thiều kém hiệu quả để chuyển sang mô hình trồng ổi theo hướng an toàn đang mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người dân xã Liên Mạc (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế và an toàn lao động (ATLĐ).
Rất nhiều hộ dân ở huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã giàu lên nhờ mô hình liên kết nuôi cá giống cung cấp cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên.
Những năm gần đây, nghề nuôi cá ở huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) đã giúp nhiều nông hộ có nguồn thu nhập khá. Nhiều gia đình thu tiền tỷ mỗi năm.
Chị Nông Thị Kim, ở thôn Bản Ngù, xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) trồng xen canh hơn 3.000m2 cây rau đặc sản bò khai dưới tán cây hồng. Cây hồng không hạt có đặc điểm vươn cao, tán rộng nên giữ ẩm cho đất rất tốt khi cây rau bò khai lại ưu ẩm, bóng râm.
Đạ K’Nàng là một xã nghèo thuộc huyện 30 Đam Rông (Lâm Đồng). Tuy nhiên, sự dẫn dắt của HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng đã giúp kinh tế nông thôn nơi đây khởi sắc. Người dân nghèo đã có việc làm, thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo nhanh và bền vững.
Trên bờ ông Phạm Ngọc Bào làm chuồng nuôi kỳ đà-loài vật nuôi nhiều người nhìn thấy ghê; ngoài vườn trồng cây thần kỳ ra quả đỏ đẹp đến mê, dưới ao ông nuôi 1.000 con ba ba gai, ba ba trơn. Với mô hình chăn nuôi, trồng trọt độc đáo này, mỗi năm gia đình ông Bảo có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
Mô hình trồng cây sở đang mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng). Những năm gần đây, xã đang tích cực mở rộng diện tích, phát triển sản xuất tập trung gắn với an toàn lao động (ATLĐ) để mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Việc phát triển trồng cây có múi được xem là hướng đi mới cho những "con nợ" hồ tiêu ở Chư Pưh (Gia Lai).
Mô hình nuôi chồn hương ở vùng đất Mũi Cà Mau - nơi cực Nam Tổ quốc đang phát triển và nhân rộng. Chồn hương là loài động vật có giá trị kinh tế cao, nhờ có mô hình này mà nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
HTX Tiêu thụ nông sản đồng bào dân tộc (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là một mô hình HTX kiểu mới. HTX này ra đời góp phần tăng cường kết nối cung – cầu, tạo thành chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nhất là khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Đồng thời, mang đến những nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, đảm bảo lợi ích kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các hộ trồng chè trên địa bàn thôn Đồng Đài (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Thái Nguyên) đang đẩy mạnh phát triển theo hướng hữu cơ.
Những năm qua, chanh không hạt đang cho hiệu quả cao và dần trở thành một trong những cây kinh tế chủ lực trên địa bàn huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An). Để đảm bảo lợi ích bền vững, huyện đang chú trọng phát triển các mô hình theo hướng hiện đại gắn với an toàn lao động (ATLĐ).
Trước đây, hầu như các thành viên đều có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã nhưng nhờ tham gia phát triển trồng rau của HTX Dì Thàng (xã Na Hối, Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) nhiều thành viên đã xóa được đói, giảm được nghèo và có cơ hội làm giàu khi tích cực mở rộng diện tích rau an toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo