Tìm kiếm: nợ-đọng

Lãi suất đã giảm nhanh, mạnh và về mức thấp trong năm 2013. Nhưng, niềm vui của doanh nghiệp và người dân vay vốn có thể chẳng tày gang, khi quan ngại có hiện tượng chèn lấn đang hình thành.
"Hiện Việt Nam chủ yếu đi vay mới chứ gần như không nhìn thấy nguồn nào để trả nợ", TS Vũ Đình Ánh cho biết tại buổi Hội thảo Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 2014 - 2015. Cũng tại đây, TS Trịnh Quang Anh nhận định, tâm điểm của 2014 sẽ phải là câu chuyện nợ công.
Sáng 23/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014.
“Nợ công liệu có đang mất an toàn?” đang được giới chuyên môn cho là câu hỏi rất chính đáng trong bối cảnh bội chi ngân sách nhà nước được chấp nhận nới đến 5,3% GDP và sẽ có 17.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành thêm trong ba năm tới.
Mặc dù Bộ Tài chính đã có yêu cầu các DN sản xuất, kinh doanh sữa có biện pháp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng trái với mong đợi giá sữa sẽ giảm trong thời gian tới của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng, đại lý lại kinh doanh mặt hàng này thời gian qua lại rục rịch điều chỉnh… tăng giá bán.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải phát kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán; tăng cường chống thất thu, triệt để thực hành tiết kiệm... là một số nội dung quan trong được các thành viên Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ tháng 11.
17 năm trước, ông Nguyễn Hồng Cầu - một nông dân ở xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) - bị bắt về tội trộm cắp tài sản công dân khi… thu hoạch lúa trên chính mảnh ruộng của gia đình mình. Các phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm ở Hải Phòng đều khẳng định người này phạm tội “trộm cắp tài sản”. Sau nhiều năm kiên trì khiếu nại, kháng nghị, TAND tối cao kết luận các cấp tòa đã xử không đúng pháp luật và tuyên người này vô tội.
"Cơ quan Nhà nước tại các địa phương đã tung ra kế hoạch không chuẩn xác, không có cơ sở, không theo lộ trình. Từ đó đã dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp chạy theo tranh giành dự án, còn ngân hàng thì tin tưởng cho vay. Tiền của doanh nghiệp bỏ ra xây dựng là thật, nhưng chi ra một núi lại không thu hồi được nên chính Nhà nước đã làm cho doanh nghiệp phá sản..." - TS. Cao Sỹ Kiêm nhận xét.
Tính đến 31/7/2013, tổng thu ngân sách nhà nước mới đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết khi trả lời phỏng vấn về việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính - ngân sách nhà nước năm nay.

End of content

Không có tin nào tiếp theo