Tìm kiếm: quy-trình-VietGAP

Việc vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu.
Để nâng cao hiệu quả canh tác, nâng cao sức cạnh tranh, HTX cây ăn quả Hoàng Nông (xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã chủ động liên kết thành viên, mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật, để phát triển mô hình theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường.
DNVN - Đến Lục Ngạn, Bắc Giang những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, lúc thời tiết miền Bắc đang nóng đỉnh điểm cũng là thời điểm vùng vải thiều lớn nhất Bắc Bộ nhộn nhịp không khí thu hoạch vải vụ sớm. Tỉnh Bắc Giang đã làm thủ tục đón hơn 300 thương nhân Trung Quốc sang Lục Ngạn mua vải, đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid-19.
DNVN – Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho rằng, vướng mắc lớn nhất hiện nay là chưa tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm. Do đó các bên phải tăng cường kết nối để tìm hướng đi chung, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, cũng như hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân ở thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) đã mạnh dạn đưa cây su hào trái vụ vào sản xuất, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Từ hiệu quả kinh tế này đã mở hướng làm giàu cho nhiều nông dân nơi đây.
Nhờ tích cực sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, tham gia HTX, đẩy mạnh liên doanh, liên kết mà cuộc sống người dân xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã thay đổi, nhiều người đã giảm nghèo thành công nhờ liên kết trồng nhãn.
Sự đồng hành của các HTX, tổ hợp tác cùng phương thức chăn nuôi an toàn đang giúp huyện Mỏ Cày Nam trở thành một trong số ít địa phương của tỉnh Bến Tre cũng như toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được cấp bằng bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm thịt heo.
Thấy được hiệu quả kinh tế mang lại, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên - địa phương được coi là “đất nhãn”, đã cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây vải trứng, từ đó mang lại thu nhập cao cho người dân.

End of content

Không có tin nào tiếp theo