Tìm kiếm: quản-lý-doanh-nghiệp-nhà-nước
"Cách làm hiện nay là thoái vốn để cắt lỗ, chỉ bán những khoản đầu tư ngoài ngành đang lỗ mà lại đòi bán với giá cao, trong khi nếu có cho không thì chưa chắc đã có người lấy".
Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn việc thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và 2014. Vẫn có ý kiến cho rằng, cần phân biệt khoản thu lợi nhuận từ phần vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khoản thu cổ tức từ phần vốn do doanh nghiệp này đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Sau vụ “lương khủng” của các lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích, UBND TPHCM vừa có yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hệ thống lại các quy định về doanh nghiệp, DNNN và các chỉ đạo của UBND TP về quản lý DNNN; công khai các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động và từng viên chức quản lý doanh nghiệp.
Kiểm soát tốt việc bố trí vốn đầu tư, hoàn thành nhiều công trình quan trọng; xúc tiến tái cấu trúc 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; sắp xếp lại 27 doanh nghiệp Nhà nước; phê duyệt đề án tái cơ cấu 14 tập đoàn, tổng công ty… là những kết quả đạt được trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua.
Sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt khoản tín dụng hỗ trợ quản lý và cạnh tranh kinh tế đầu tiên (EMCC 1) cho Việt Nam.
Trong năm 2013, Bộ Tài chính chỉ đạo tăng cường chống chuyển giá ở những địa phương có rủi ro quản lý thuế cao như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh...
Cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước theo hình thức “bình mới, rượu cũ” đang làm khó doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Nội vụ vừa ban hành thông tư 03 hướng dẫn Nghị định 66/2011/NĐ-CP về việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã làm hài lòng các đại biểu Quốc hội đối với ba nhóm vấn đề nóng nhất của nền kinh tế hiện nay.
Bộ Tài chính đã chính thức triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính, khẳng định bước đầu các doanh nghiệp nhà nước cần giảm 5-10% chi phí quản lý.
Lần đầu tiên, một nghiên cứu chính thức “chấm điểm” các bộ ngành được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 28-12. Kết quả, không bộ nào đạt loại khá (60 điểm).
End of content
Không có tin nào tiếp theo