Tìm kiếm: rau-quả-Việt-Nam
Xu hướng các thị trường nhập khẩu nông sản lớn như Trung Quốc, Australia... đều tăng cường bảo hộ khiến không ít lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó.
Việc Trung Quốc siết chặt hàng nhập khẩu tác động đến Việt Nam dễ gây ra tâm lý dễ thì làm, khó thì bỏ, chủ động đứng bên ngoài sự phát triển của chuỗi giá trị. Do đó, cần thay đổi tư duy, bỏ thói quen xuất khẩu tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc là nhất thể hóa theo chính ngạch.
Với lượng tiêu thụ rau quả thế giới ước tính mỗi năm đạt khoảng 240 tỷ USD, các chuyên gia cho rằng là cơ hội lớn của ngành rau quả Việt Nam để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực Á-Âu.
Để nâng giá trị, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm nông sản Việt, điều quan trọng là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần đầu tư máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ, tổ chức nghiên cứu từ nguyên liệu đầu vào.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành rau – hoa – quả xuất khẩu theo hướng hiệu quả, Ban Tổ chức Triển lãm và hội nghị quốc tế về công nghệ sản xuất chế biến rau, hoa, quả (HortEx Vietnam 2020) đã tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề về xuất khẩu tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Hà Nội.
Trước tình trạng ùn ứ nông sản các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết đã đề nghị các địa phương, đơn vị chức năng 'vào cuộc' và khuyến cáo các doanh nghiệp, nông dân.
Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương vừa đưa ra khuyến cáo và đề nghị các doanh nghiệp phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung để giảm thiểu tình trạng ùn ú nông sản các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó có thanh long.
Đa dạng hóa sản phẩm chế biến thay vì chỉ xuất tươi trái cây được xem là giải pháp hiệu quả nhất trong lúc này, đơn giản vì thị trường rất cần những sản phẩm như thế.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xu hướng xuất khẩu hàng rau quả diễn ra trong 15 ngày đầu tháng 9/2019 tiếp tục giảm. Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc giảm từ 75,1% xuống còn 68,8% trong 8 tháng đầu năm 2019.
Giá đất nông nghiệp tăng vùn vụt, lại thiếu quỹ đất lớn và sạch, cộng với khâu thủ tục còn rườm rà khiến cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất khiêm tốn.
Xuất khẩu nông sản khó đạt mức tăng trưởng cao trong năm nay khi nhiều mặt hàng chủ lực sụt giảm mạnh kim ngạch. Cạnh tranh gay gắt, gia tăng bảo hộ ở các thị trường lớn đòi hỏi nông sản Việt phải biết cách tiếp cận đúng hướng.
Xuất khẩu (XK) rau, quả sang thị trường Trung Quốc đang chững lại do các doanh nghiệp (DN) XK Việt Nam vẫn còn khá lúng túng, chưa thích ứng được với những biện pháp quản lý nhập khẩu của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Thực tế này đòi hỏi cả DN lẫn người sản xuất phải cập nhật thông tin, thay đổi cho phù hợp.
Trong báo cáo thị trường nông sản tháng 8/2019, cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ba loại trái cây mất giá nặng nề dưa hấu, dừa xiêm và thanh long.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 7/2019 đạt 247,3 triệu USD, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 144,2 triệu USD, giảm 44,2%.
Rau quả là một trong số mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Ước tính kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 7/2019 đạt 244,30 triệu USD; lũy kế 7 tháng ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 0,13% so với cùng kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo