Tìm kiếm: sản-xuất-rau

DNVN - TP.HCM có vị trí trung tâm, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Với tiềm năng đó, trong thời gian tới thành phố sẽ ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó tập trung phát triển giống cây trồng, vật nuôi để trở thành ngành kinh tế đặc thù.
Tốt nghiệp Đại học xây dựng, đi khắp Tây Bắc, Tây Nguyên rồi sang Lào xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình giao thông, năm 2016 kỹ sư Lê Văn Tiên, sinh năm 1985, thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình quyết định về quê sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Với quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ đồng đất quê hương, năm 2017, vợ chồng anh Phạm Văn Đằm, ở thôn Chanh Chử 1, xã Thắng Thủy (huyện Vĩnh Bảo) quyết định dồn đổi hơn 2,5 mẫu ruộng ngoài đê thôn Chanh Chử 1 làm gia trại chuyên nuôi trồng cây, con đặc sản.
Tân Sơn là xã vùng cao của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, với 98% dân số là người Dao, cuộc sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau nhiều nỗ lực, bộ mặt nông thôn Tân Sơn ngày càng khởi sắc nhờ mô hình trồng rau an toàn với sự đồng hành của HTX.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Phạm Thị Bích Lan liên kết với hơn 50 hộ nông dân trồng rau ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Đơn Dương (Lâm Đồng) sản xuất rau quả hữu cơ canh tác theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Sau 5 năm thiết lập, đến nay, nhóm này sản xuất và tiêu thụ khoảng 800kg rau củ mỗi ngày.

End of content

Không có tin nào tiếp theo