Tìm kiếm: tài-sản-bảo-đảm

“20 năm nay, hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng xuống phòng cấp cứu, lên phòng điều trị rồi lại xuống cấp cứu. Nếu không chấp nhận thà một lần đau thì đừng nói đến nền tảng tín dụng bền vững”, một chuyên gia đã nhìn nhận như vậy khi giải thích một phần lý do thực tế tắc nghẽn tín dụng hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5342/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi chưa có dấu hiệu tích cực nào từ việc xử lý các khoản nợ xấu đã mua vào thì điểm tựa duy nhất của VAMC là bán nợ cho nước ngoài cũng đang bị chặn lại bởi quy định về sở hữu của Luật đất đai.
Sáng 9/7, ngành ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm. Bên cạnh một số kết quả tích cực như mua nợ xấu, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất thì tăng trưởng tín dụng trì trệ được coi là “món nợ” của nhà điều hành, trước chỉ tiêu 12% - 14% sừng sững như ngọn núi.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã nới chỉ tiêu tăng tín dụng cho một số ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng thấp. NHNN cũng cho phép các ngân hàng được cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ phù hợp với cơ cấu nguồn vốn.
Theo giới kinh doanh bất động sản, quy định mới cho phép được dùng chính căn hộ đã ký hợp đồng mua để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng sẽ giúp kích cầu thị trường này. Ngân hàng thì cho rằng nếu chấp nhận giải ngân cho các hợp đồng vay vốn mà tài sản thế chấp lại hình thành trong tương lai, ngân hàng chính là đơn vị "nắm đằng lưỡi".

End of content

Không có tin nào tiếp theo