Tìm kiếm: thu-hút-vốn-đầu-tư-nước-ngoài

Theo phản ánh của các nhà đầu tư, nhiều dự án điện chậm tiến độ, khó được hưởng giá mua ưu đãi một phần là do cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, thiếu tính ổn định, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và công sức để tháo gỡ.
Các thương vụ đầu tư bất động sản vùng ven của các doanh nghiệp không chỉ ở lĩnh vực nhà ở mà bao trùm cả lĩnh vực văn phòng, trung tâm thương mại, bất động sản công nghiệp... Đây sẽ dường như là miếng “bánh” béo bở đang được các nhà đầu tư cạnh tranh quyết liệt.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia nhưng điều đó vẫn là chưa đủ, nhất là khi so sánh với thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng và giữ vững thương hiệu cần trở thành yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp, cũng như sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước.
Đại diện Bộ KH&ĐT khẳng định: Việt Nam không hề "ngồi yên", thụ động chờ các tập đoàn lớn trên thế giới mà chúng ta đã nghiên cứu chính sách ưu đãi của các nước, từ đó tìm ra những giải pháp cạnh tranh hơn cho mình trong cuộc đua thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển.
DNVN-Sáng 8-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA) với tỷ lệ tán thành đạt 461/462 đại biểu Quốc hội có mặt và tham gia biểu quyết, chiếm 95,45% tổng số đại biểu Quốc hội.
DNVN - Làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ từ cuối năm 2019 và làn sóng này càng trở nên đột phá hơn sau dịch bệnh Covid-19 đặc biệt là ở Bình Dương, nơi có chính sách phát triển, thu hút đầu tư năng động, có tầm nhìn chiến lược trong thời gian qua.
Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Giờ là lúc lò xo bị nén lại sẵn sàng để bung ra. Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%. Các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp”.
Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 khi có đến 800/1.000 sàn giao dịch ngừng hoạt động. Trước khó khăn đó, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ "thể chế pháp luật - hành chính", trước tiên là ban hành một Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013.
Sau đại dịch Covid-19, sẽ có một số xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bất động sản trong tương lai, trong đó có xu hướng làm việc theo công nghệ số. Đặc biệt, sẽ có làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu nhà ở và du lịch sớm hồi phục.

End of content

Không có tin nào tiếp theo