Tìm kiếm: thuế-quan-ưu-đãi
DNVN - Theo Bộ Công Thương, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của Covid-19, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với các doanh nghiệp lớn - vốn đã xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường như EU, CPTPP... thì tận dụng cơ hội từ FTA nằm trong "lòng bàn tay". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp dường như đang đứng ngoài "sân chơi" FTA do chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thị trường khó tính.
Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.
Đã có 7.200 bộ C/O được cấp trong tháng đầu tiên tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Tối đa hóa lợi ích từ việc giảm thuế ưu đãi bằng tuân thủ quy tắc xuất xứ là điều rất cần với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong lúc này.
DNVN - Đó là phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu trong cuộc giao thương trực tuyến với chủ đề “Việt Nam-Ấn Độ: Hợp tác cùng phát triển” do Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 6/8.
Đây chính là thời điểm mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực.
DNVN - Theo Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Ấn Độ sang đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong khi hàng dệt may của Ấn Độ phải nộp 9,6% thuế.
EVFTA đi vào thực thi sẽ là "liều thuốc" giúp doanh nghiệp dệt may thoát ra khỏi những khó khăn do Covid-19 gây nên. Tuy nhiên, cơ hội chỉ là cơ hội, nếu doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được quy tắc xuất xứ.
DNVN - Việc EU đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động XNK hàng hóa giữa Việt Nam và EU nhưng xét trên một số khía cạnh kinh tế, các biện pháp kiểm soát dịch trên thực tế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu XK, vận chuyển, thông quan, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa...
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực với Việt Nam được hơn 6 tháng. Song, tính tới thời điểm này, không ít bộ, ngành, địa phương bị Thủ tướng Chính phủ lưu ý, nhắc nhở phải khẩn trương hoàn thành xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định.
Nếu không làm tốt việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nguyên liệu các nước không rõ nguồn gốc sẽ thẩm lậu, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước, hoặc nặng nề hơn – Việt Nam có thể rơi vào trạng thái vi phạm cam kết của CPTPP.
DNVN - Thay vì khai báo C/O bằng tiếng Anh theo yêu cầu bắt buộc, một doanh nghiệp trong quá trình đề nghị cấp C/O đã khai báo mặt hàng "voi song" bằng tiếng Việt không dấu và đồng thời trên tờ khai C/O DN khai thiếu mã HS. Sau đó, hải quan của Malaysia đã liên hệ ngược lại với cơ quan cấp C/O của Việt Nam để làm rõ thông tin về hàng hóa của DN.
Là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Australia trở thành một thị trường xuất khẩu (XK) tiềm năng lớn của Việt Nam. Do đó, với việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để thúc đẩy XK sang thị trường giàu tiềm năng này.
Từ ngày 8/3, Thông tư số 03/2019/TT-BCT về việc quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP do Công Thương ban hành bắt đầu có hiệu lực.
Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019. Kết quả phân tích của một số nghiên cứu cho thấy, CPTPP xét về tổng thể là có lợi cho Việt Nam, với kỳ vọng mang lại động lực phát triển mới cho nhiều ngành kinh tế cũng như xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo