Tìm kiếm: thành-viên-HTX
Tốt nghiệp Đại học xây dựng, đi khắp Tây Bắc, Tây Nguyên rồi sang Lào xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình giao thông, năm 2016 kỹ sư Lê Văn Tiên, sinh năm 1985, thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình quyết định về quê sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Từng gắn bó với nghề trồng màu, sản xuất lúa nhưng vẫn khó khăn về kinh tế, một số hộ dân ở xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình) quyết tâm chuyển đổi sang mô hình nuôi thỏ. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mô hình sản xuất của HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ chăn nuôi thỏ Thái Thụy còn đi đầu trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Bên cạnh lúa, tràm, chanh không hạt, mô hình trồng khoai mỡ an toàn cũng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống, trong đó có vai trò đáng kể của khu vực kinh tế hợp tác.
Chăn nuôi khoa học theo hướng khép kín đã giúp HTX nuôi gà Phát Tài (xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) gặt hái được những "trái ngọt". Đây cũng là hướng đi phù hợp giúp các thành viên, người lao động gắn bó với nghề đồng thời tạo điều kiện bảo đảm an toàn lao động trong chăn nuôi.
Bằng sự đam mê và quyết tâm vươn lên, các thành viên HTX dịch vụ sản xuất thủy đặc sản Tân Hòa (xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã khẳng định được ưu điểm của mô hình HTX kiểu mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương về các loại cây dược liệu để tinh chế thành sản phẩm chất lượng cao, Thạc sĩ Võ Duy Nghĩa (SN 1989) đã trở về quê hương Tiên Phước (Quảng Nam) thành lập HTX Nông dược xanh Tiên Phước và có được những thành công bước đầu.
Những ngày này, người dân Mường La (Sơn La) nói chung, các HTX nói riêng đang tập trung thu hoạch xoài để xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như phục vụ tiêu thụ trong nước.
Trải qua rất nhiều khó khăn, kỹ sư Trần Hữu Chung và 15 thành viên của HTX Nông nghiệp Trường Xuân luôn kiên trì với mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao từ khâu cải tạo đất đến quy trình chăm sóc.
Những mô hình HTX chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết đã giúp nhiều nông dân ở Thanh Hóa thoát nghèo.
Để nâng cao năng suất, hiệu quả nghề trồng dâu nuôi tằm, HTX Nông nghiệp Hồng Xuân (xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã đồng hành cùng người dân trong sản xuất, trong đó có việc đưa tằm vào nuôi trong phòng điều hòa.
Những ngày này, người trồng nhãn ở các địa phương của “thủ phủ nhãn” Hưng Yên đang miệt mài chăm sóc, bảo vệ vườn cây chờ ngày hái quả ngọt. Trái nhãn Hưng Yên vẫn giữ được ưu thế trên thị trường và sức hấp dẫn với người tiêu dùng những năm gần đây bằng chất lượng và ngày càng “sạch” hơn.
Sự ra đời của HTX dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong đang trở thành điểm tựa sản xuất của hàng trăm hộ trồng xoài tứ quý trên vùng đất giồng cát huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, kỹ thuật bao trái giúp HTX tăng lợi nhuận 18 - 20 triệu đồng/ha, đồng thời mang lại những lợi ích lớn về môi trường sinh thái.
Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước trên lòng hồ thủy điện Sơn La, HTX thủy sản Hồ Quỳnh (xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã tìm được hướng đi mới trong việc nuôi cá lồng, từ đó xây dựng được thương hiệu và tìm được đầu ra sản phẩm ổn định.
Nhờ áp dụng những hình thức sản xuất, liên kết theo chuỗi và ứng dụng công nghệ cao, mà những năm gần đây, HTX Thủy sản Cái Bát (xã Hòa Mỹ - huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau) đã tìm ra “chìa khóa vàng” giúp nâng tầm vị thế con tôm của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Nhờ tích cực sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, tham gia HTX, đẩy mạnh liên doanh, liên kết mà cuộc sống người dân xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã thay đổi, nhiều người đã giảm nghèo thành công nhờ liên kết trồng nhãn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo